Liên hệ ngay shop lan hồ điệp thủ dầu một uy tín

Ngày đăng: 3/31/2023 11:25:50 AM - Tổng hợp - Toàn Quốc - 27
Chi tiết [Mã tin: 4549887] - Cập nhật: 40 phút trước

  Các cây lan hồ điệp trưng bày thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giỏ lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau một thời gian, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo. Vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa. Để cứu vãn những chậu lan này bọn mình hãy cùng shop lan hồ điệp Thủ Dầu Một khám phá bài viết dưới đây ngay.


Phương pháp tạo cây con trên mắt của gồng hoa

Đối với phương pháp tạo cây con trên mắt gồng hoa thường yêu cầu kĩ thuật phức tạp hơn, nhưng lại đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là các bước nhân giống mà bạn có thể tham khảo:


  • Vệ sinh, bồi bổ cho ngồng hoa: Khi nhành hoa già úa khoảng 2/3 thì tiến hành cắt bỏ, sử dụng thuốc chống bệnh và lấy vải mềm quấn nhẹ quanh các mắt gồng (ở các mắt thứ 3 – 5) với độ rộng từ 5 – 7mm dày 2 – 4mm.
  • Tiến hành thực hiện: Đợi đến khi mắt sưng, mới nhú đầu rễ hoặc chồi cây thì sử dụng Antonic 1/500 hoặc B1 thái để tưới vào gồng hoa. Khi mắt hơi nhú chồi hoặc rễ thì có thể tháo băng và tạm ngừng phun thuốc.
  • Tách cây con và chăm sóc: Sau khoảng 20 ngày khi cây con nhú ra từ phần mắt gồng hoa cũ, rễ cây dài độ 4 – 6cm thì có thể cắt trồi non ra trồng riêng.

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp

Lan hồ điệp được trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau: bằng xơ dừa, trên gỗ, trên than hay trên chậu. Tuy nhiên, lan hồ điệp là loại cây cảnh rất khó trồng và chăm sóc nên để trồng được vườn hoa hồ điệp ưng ý thì bạn cần lưu ý các kỹ thuật sau đây:

Đất trồng

Đối với các dòng lan hồ điệp rừng thì khá dễ trồng, không yêu cầu quá cao về đất trồng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên nên bạn chỉ cần sử dụng đất có độ dinh dưỡng vừa phải, tơi xốp.

Đối với dòng lan công nghiệp, dòng này thường khó chăm sóc, yêu cầu cao về dinh dưỡng nên khi trồng bạn cũng nên lưu ý.Ánh sáng và nhiệt độ

Lan hồ điệp phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, hạn chế ánh sáng mặt trời trực tiếp, vì thế bạn có thể đặt cây ở nơi có ánh sáng trung bình hoặc chiếu đèn cho cây khoảng từ 12 – 16 giờ hằng ngày.Nhiệt độ thích hợp để cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 15 – 30 độ C. Trong suốt mùa thu bạn nên duy trì nhiệt độ dưới 16 độ liên tục trong khoảng 3 tuần đến khi cụm hoa xuất hiện, và cũng nên lưu ý nhiệt độ trong suốt quá trình ra hoa. Bởi vì sự thay đổi thất thường của nhiệt độ sẽ khiến cho hoa bị rụng nụ.

Độ ẩm

Khi trồng cây lan hồ điệp thì bạn nên duy trì độ ẩm từ 50 – 80% để cho cây phát triển, hoặc nếu trồng ở môi trường bình thường thì bạn có thể sử dụng màn che để giúp cây hạn chế sự thoát hơi nước.Và ngoài ra, nên tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 ngày/lần, nên tưới nước vào buổi trưa. Không nên tưới lên phần lá hoặc hoa của cây sẽ khiến nó bị thối và hư hỏng.

Phân bón

Trong quá trình cây sinh trưởng thì bạn nên thường xuyên bón phân để cây có dinh dưỡng nuôi cây, bạn có thể bón phân NPK với tỉ lệ 14 : 14 : 14. Lưu ý khi khi bón phân thì nên hòa với nước để tưới giúp cây dễ hấp thụ hơn.

Thay chậu

Lan hồ điệp có thời gian sống dài, sinh trưởng và phát triển chậm nên để có được chậu hoa đẹp như ý thì bạn nên thay chậu cho cây. Việc thay chậu giúp hạn chế việc giá thể bị phân hủy hay không đủ không khí để giúp cho rễ cây phát triển tốt.Vì thế việc thay chậu cây trong từ 1 – 2 năm sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn, loại bỏ được các loại sâu bệnh hại còn tồn đọng trong đất.

Cách chăm sóc lan hồ điệp sau Tết

Hoa lan hồ điệp thường tàn sau khoảng từ 2 – 3 tháng, vì thế sau Tết là thời điểm hoa tàn, để cho lan không bị chết hoặc lụi dần thì bạn nên tiến hành chăm sóc chậu cây đúng cách:

Xử lý hoa sau Tết

+ Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa

Không nên cắt sát cần cuống, cách mắt ngủ trên cùng của hoa khoảng 3cm. Ngoài ra, đối với các lá bị úa chưa quá 1/3 lá thì có thể giữ lại bằng cách sử dụng dao lam bỏ bị phần bị hỏng, còn đối với lá bị bệnh nhiều thì nên cắt bỏ hoàn toàn để hạn chế mầm bệnh.

+ Xử lý phần gốc và rễ

Sau khi xử lý hoa thì cần tiến hành xử lý rễ cây:

  • Nếu rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì có thể sử dụng kéo sạch để cắt bỏ tất cả các phần rễ cây và giữ lại phần lành. Sau đó bôi vôi hoặc thuốc làm liền da cây đặt nguyên bầu cây vào chậu, và cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay.
  • Nếu rễ cây bị hỏng nhiều thì có thể gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước, cắt bỏ phần bị dập gãy. Sau đó sử dụng thỏi xốp để trồng cây và chăm sóc cây trong chậu.

Phòng ngừa sâu bệnh

Nếu như không chăm sóc đúng cách thì hoa lan hồ điệp rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Dưới đây là các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa:+ Bệnh đốm nâu cánh hoa: Nguyên nhân là do nấm Botrytis cinarea Pers, khiến cho cánh hoa xuất hiện các đốm nâu. Cách phòng ngừa thì có thể sử dụng thuốc Bellkute 40 WP để phun. Ngoài ra, bạn cần giữ cho chậu cây thông thoáng, độ ẩm thấp và tránh nóng.

+ Bệnh phấn trắng: Nguyên nhân là do nấm hại cho phần thân và rễ, bệnh có thể lây nhiễm qua thân, lá khiến cho cây bị thối. Cách phòng trừ là không nên sử dụng các giá thể chưa khử trùng và có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Rovral 50 WP, Score 250 EC.

+ Bệnh thối đen: Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra khiến cho cây bị thối, hoặc làm ruỗng cây. Cách phòng ngừa thì bạn nên cắt bỏ phần sâu bệnh, hoặc sử dụng thuốc Appencarb 75 DF để phun cho cây.

Tin liên quan cùng chuyên mục Tổng hợp