Long nhãn bài thuốc bổ cho cơ thể

Ngày đăng: 9/9/2021 11:10:06 PM - Khác - Toàn Quốc - 86
Chi tiết [Mã tin: 3424947] - Cập nhật: 23 phút trước

Long nhãn là vị thuốc quý có tác dụng bổ , an thần. Đặc biệt, ăn chè long nhãn vào những ngày nóng giúp giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc,… Vậy long nhãn là gì? Ăn nhiều có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu? Nếu bạn đọc còn nhiều thắc mắc, chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây.

Long nhãn là gì?

Long nhãn là phần thịt nhãn được bỏ hạt rồi đem sấy khô. Vị thuốc này khác với loại nhãn nhục thường thấy. Sở dĩ có tên gọi này vì nó có hình dạng giống mắt của con rồng. Khác với nhãn nhục, loại có kích thước nhỏ hơn và không ngọt bằng, người ta gọi là “nhân nhãn”.


Để sản xuất ra vị thuốc bổ này, người ta phải thu hoạch đúng vào thời điểm nhãn ngọt nhất, chọn ra những trái to, mọng nước, cùi dày, hạt nhỏ mới đạt tiêu chuẩn. Trong đó, long nhãn Hưng Yên hội tụ đủ những phẩm chất trên. Vì vậy, đây là loại đặc sản khá nổi tiếng của vùng đất Hưng Yên ngày nay.


Quả nhãn sau khi thu hoạch thì đem sấy ngay, đợi khô thì tách bỏ vỏ ngoài và hạt, cùi nhãn cho vào túi đóng gói để bán hoặc bảo quản. Muốn sử dụng rất đơn giản, chỉ cần lấy ra để vào trà, chế biến thành món ăn hoặc ăn ngay cũng được. Thực phẩm này là món vừa dùng để ăn chơi, vừa để làm thuốc rất tốt cho sức khỏe. Ăn long nhãn điều độ có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ huyết, giúp an thần và ngủ ngon.

>>> Tìm hiểu thêm công dụng của long nhãn

Cách làm long nhãn thành thuốc

Bộ phận dùng: Cùi nhãn (thịt nhãn) được dùng để làm thuốc.


Thu hoạch trái nhãn: Thu hái quả nhãn vào tháng 7-9 hàng năm. Khi vỏ ngoài ngả màu vàng nâu hơi sẫm. Chọn ra những trái to nhất, cùi dày, vỏ mỏng để làm dược liệu.


Chế biến vị thuốc long nhãn: Để giữ lại vị ngọt của thịt nhãn, sau khi hái nhãn chín, người ta sẽ đem sấy khô ngay. Sấy đến khi lắc bên trong kêu lóc cóc thì lấy ra, tách bỏ vỏ và hạt, giữ lại cùi, cho vào bịch đóng gói.


Bảo quản dược liệu: Sau khi hoàn tất, có thể hút chân không hoặc để nguyên rồi bán ra thị trường. Khi mua về, bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.


Long nhãn thượng phẩm là loại có cùi to, không bị dính vào nhau, ăn không quá khô và có vị ngọt thanh.


Thành phần hóa học và tính vị của long nhãn

Trong cùi nhãn sấy khô chứa các thành phần hóa học như sau:


20% chất không tan trong nước


80% chất tan trong nước, bao gồm:


30% Glucose, 2% Acid Tartaric và 1% Saccharose

0,85% nước

Saponin

Các tanin

Chất béo

Tính vị: Có vị ngọt, tính bình, không có độc, quy kinh vào tâm, tỳ và can.

>>>> Tham khảo: mua long nhãn ở đâu chất lượng

Bài thuốc từ long nhãn giúp bổ , dưỡng tâm, ích khí

Cháo long nhãn hạt sen


Chuẩn bị 100g long nhãn khô, 50g hạt sen, 100g gạo tẻ. Lấy nấu cháo ăn liên tục, dùng theo một liệu trình (10 ngày), cách 3 hôm lại ăn tiếp.


Canh long nhãn


Dùng 100g long nhãn sấy khô, 20g táo tàu, 100g gan lợn. Nấu nhừ tất cả thành cháo rồi ăn lúc còn nóng. Ăn thường xuyên giúp bồi bổ khí huyết, nếu có người nhà mới khỏi ốm thì nên nấu món này ăn tẩm bổ.


Bài thuốc bổ thận, ích khí huyết từ long nhãn

Bài thuốc 1:


Lấy 100g mỗi vị long nhãn, hoài sơn, 1 con ba ba. Hầm nhừ thành súp, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi dùng khi còn nóng. Mỗi tuần ăn 2-3 lần. Ăn đều đặn trong 1 tháng.


Bài thuốc 2:


Dùng 50g mỗi vị long nhãn, thục địa, câu đằng, táo nhân sắc với 1 lít nước. Sắc cạn còn 1 bát thuốc là được. Mỗi ngày dùng 1 thang, ngày chia uống 2 lần.


Bài thuốc 3:


Lấy 100g cùi nhãn khô đem chưng cách thủy với đường cát trắng. Đun lửa nhỏ chưng trong 30-40 phút rồi cho vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 10g, ngày dùng 2 lần.

Tin liên quan cùng chuyên mục Khác