Lừa đảo tiền hiện nay

Ngày đăng: 4/14/2022 4:40:49 PM - Người tìm việc - Toàn Quốc - 179
Chi tiết [Mã tin: 3773313] - Cập nhật: 38 phút trước

Lừa đảo tiền là gì?Lừa đảo bao nhiêu tiền mới bị đi tù?

Lừa đảo tiền không chỉ ảnh hưởng đến an ninh và trật tự của xã hội mà còn khiến nhiều nạn nhân rơi vào tình cảnh đau thương. Mặc dù, các thông tin về lừa đảo đã xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông nhưng có nhiều người “mắc bẫy” của các đối tượng lừa đảo. 

[caption id="attachment_3092" align="aligncenter" width="650"]lừa đảo tiền lua-dao-tien[/caption]

I. Giới thiệu một số hình thức lừa đảo tiền

Lừa đảo tiền chiếm đoạt tài sản là gì? Là hành vi gian dối, lợi dụng sự tín nhiệm của người khác nhằm thực hiện mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm đánh cắp tiền bạc của người khác hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng; sau đó chiếm đoạt tài sản.

Sau đây là các hình thức lừa đảo tiền điện tử điển hình gần đây mà ai trong mỗi chúng ta đều sẽ gặp một lần. Đây cũng là dấu hiệu lừa đảo qua mạng mà bạn có thể nhận biết.

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội, tin nhắn (SMS)

Nước ta có rất nhiều trang mạng xã hội đang được sử dụng với số lượng người dùng đông đảo có thể kể đến như Facebook, Zalo… đây cũng là điều kiện cho nhiều đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng sẽ kêu gọi làm cộng tác viên hoặc tham gia một chương trình nào rồi hứa hẹn sẽ chia phần trăm hoa hồng. Sau đó hướng dẫn cho người bị hại tạo ra tài khoản mới trên app rồi chúng sẽ giao nhiệm vụ thực hiện, sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ thì hệ thống sẽ tất toán tiền gốc và tiền hoa hồng từ 10-15% trả lại vào tài khoản. 

Thế nhưng, khi người bị hại muốn rút tiền nhanh chóng thì các đối tượng đưa ra nhiều lý do, họ sẽ bắt nộp thêm nhiều phí rồi chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân.

2. Giả mạo làm cán bộ nhà nước, công an địa phương

[caption id="attachment_3093" align="aligncenter" width="1200"]lừa đảo tiền Giả mạo làm cán bộ nhà nước, công an địa phương để lừa tiền[/caption]

Các đối tượng sẽ mạo danh cán bộ Công an, Viện kiểm soát, Tòa Án để thông báo chủ thuê bao đang liên quan đến vụ án đang bị điều tra, bưu phẩm hay bị kiện vì nợ nần.

Họ sẽ khai thác thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và yêu cầu chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản để bồi thường thiệt hại. Thực tế, đối tượng lấy lý do để phục vụ công tác điều tra nhưng thực hiện đánh cắp tiền trong tài khoản ngay sau đó.

3. Hack tài khoản Facebook nhắn tin mượn tiền người thân nạn nhân

Chiêu thức này quá quen thuộc trong những năm gần đây, các đối tượng sẽ đánh cắp tài khoản mạng xã hội của nạn nhân. Sau đó, họ sẽ bắt chước thói quen cũng như cách cư xử hằng ngày của chủ tài khoản để mượn tiền người thân, bạn bè, đồng nghiệp thông qua cách thức nhắn tin chuyển tiền với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.

4. Gửi link giả mạo để đánh cắp thông tin khách hàng 

Thủ đoạn thường thấy là gửi tin nhắn SMS giả mạo nhân viên ngân hàng để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả, sau đó chúng sẽ yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, số tài khoản ngân hàng.

Khi có được các thông tin đầy đủ, đối tượng sẽ rút tiền cạn hết tiền của nạn nhân.

5. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản tài chính ngân hàng

Các đối tượng lừa đảo cố ý “chuyển nhầm” số tiền vào tài khoản của nạn nhân. Tiếp đó, yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay với lãi suất cắt cổ. Dồn ép người bị hại trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

II. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu tiền thì bị khởi tố ?

[caption id="attachment_3094" align="aligncenter" width="700"]lừa đảo tiền lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu thì bị khởi tố[/caption]

Tùy thuộc vào giá trị tài sản chiếm dụng được, đối tượng lừa đảo có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có rất nhiều hình thức lừa đảo khác nhau nên hình phạt cũng như mức độ sẽ khác nhau

Điều 174 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ có những mức án xử phạt như sau: 

1. Phạt cải tạo đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm

Giá trị số tiền bị chiếm đoạt từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ. Hoặc dưới 2 triệu VNĐ thuộc một trong những trường hợp được quy định theo pháp luật thì chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạt từ 2 năm đến 7 năm tù 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng thuộc trong những trường hợp sau: 

  • Lừa đảo với trị giá tài sản từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ
  • Lừa đảo có tính chất chuyên nghiệp cao
  • Sử dụng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản kèm theo hành hung để tẩu thoát;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo một tổ chức, đường dây lớn
  • Tái phạm nhiều lần, gây nguy hại cho xã hội.

3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp dưới đây sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản với tổng giá trị từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
  • Lừa đảo chiếm đoạt với tổng giá trị từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ 
  • Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai để lừa đảo nhằm chiếm đoạt

 4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Những trường hợp lừa đảo này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản với trị giá 500 triệu VNĐ trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản tổng trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong những trường hợp trong phần Quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình hình khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

III. Biện pháp phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo tiền ?

[caption id="attachment_3095" align="aligncenter" width="624"]lừa đảo tiền Bạn nên cẩn trọng với những hình thức, thủ đoạn lừa đảo tiền tinh vi hiện nay[/caption]

  • Khi có số điện thoại lạ liên lạc, cần thông báo có liên quan đến tội phạm và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền thì tuyệt đối không được chuyển tiền
  • Mua bán trực tuyến hay trao đổi qua mạng xã hội Zalo, Facebook cần phải tìm hiểu thông tin về nguồn gốc cũng như hạn chế mua sản phẩm có giá trị lớn.
  • Không vay tiền ở những nơi không rõ nguồn gốc, đây được xem là hình thức lừa đảo cho vay nặng qua các ứng dụng điện thoại.
  • Khi giao dịch qua mạng xã hội hay qua các ứng dụng di động của các ngân hàng, tuyệt đối không cung cấp mã xác thực OTP cho bất cứ ai.
  • Nếu phát hiện hành vi lừa đảo qua mạng chiếm đoạt tài sản, tiền bạc cần liên hệ ngay cho các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.

IV. Kết luận

Hành vi lừa đảo tiền không còn quá xa lạ với chúng ta, các đối tượng lừa đảo có nhiều mánh khóe tinh vi, lão luyện để tác động đến người dân. Chúng có thể đánh vào tâm lý, sự hời hợt của mỗi cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, tiền bạc. Vì thế, người dân nên hết sức thận trọng với các chiêu thức quen thuộc này.

Xem thêm tin tức hay tại đây

Tin liên quan cùng chuyên mục Người tìm việc