Lý do khiến xảy ra tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón

Ngày đăng: 7/24/2021 11:24:02 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 64
Chi tiết [Mã tin: 3362504] - Cập nhật: 34 phút trước

Trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố tác động. Một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ chính là táo bón. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón.

 

Tìm hiểu lý do gây ra tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón

Một số loại thực phẩm có thể khiến trẻ bị táo bón khi ăn dặm:

·       Chuối chưa chín nục

·       Việt quất

·       Cà rốt nấu chín

·       Gạo tẻ

·       Ngô

·       Bánh mì trắng

·       Mì Spagheti (mì Ý)

·       Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như bánh pudding gạo, pancake, phomai,...

Do đó, khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho con, mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm trên và chú ý chế biến đúng cách.

Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón

Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi mẹ đã có thể bắt đầu cho ăn dặm bằng các loại thức ăn đặc để có thể đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình tăng trưởng (về cân nặng, chiều cao) và những điều kiện phát triển khác. Khi này bé cần học nhai, cắn, nói tiếp xúc với các loại thực phẩm khó hấp thụ hơn so với sữa mẹ. Việc này khiến trẻ sẽ gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa, ví dụ như táo bón, chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy, biếng ăn,...

Bên cạnh đó cũng còn một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị táo bón khi ăn dặm như:

·       Trẻ bị mắc bệnh: Một số trẻ bị tưa miệng, mắc chứng rối loạn chuyển hóa thức ăn, cảm lạnh, viêm họng, viêm tai giữa cúng khiến trẻ ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém dẫn tới táo bón.

·       Trẻ bị các dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa: Các dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa như dính ruột già hay phình đại tràng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón khi ăn dặm.

·       Thực phẩm ăn dặm: Cho trẻ ăn dặm thiếu chất xơ nhưng lại có nhiều tinh bột hay các chế phẩm từ sữa như phomai hay sữa công thức. Bên cạnh đó cũng có 1 số trẻ mẫn cảm với 1 vài loại thực phẩm dẫn đến bị táo bón.

·       Sữa công thức không phù hợp: Khi trẻ mắc chứng không dung nạp lactose hay sử dụng sữa không phù hợp cũng dẫn đến táo bón.

·       Khả năng tiêu hóa của trẻ: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, nếu cho ăn quá nhiều trẻ cũng bị đầy bụng, chướng hơi, táo bón.

Giúp trẻ không bị táo bón do ăn dặm

Khi mẹ đã xác định được vì sao trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ có thể áp dụng những cách sau để cải thiện:

·       Thực hiện chế độ ăn dặm khoa học: Khi trẻ 6 tháng tuổi mẹ đã có thể bắt đầu cho ăn dặm. Khi cho trẻ ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn 1 món trong 3 ngày để phát hiện các thực phẩm gây dị ứng ở trẻ. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa không phải hoạt động với cường độ cao. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn tươi sống, có giá trị dinh dưỡng cao và phối hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm. Mỗi bữa ăn cũng cần cho trẻ uống khoảng 25ml chất lỏng (tốt nhất là cho trẻ uống nước lọc).

·       Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp hạn chế táo bón khi ăn dặm: Mỗi ngày trẻ cần ăn khoảng 20 - 25g chất xơ từ rau, củ, quả, khoai lang, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám,... để ngăn ngừa táo bón.

·       Luyện cho trẻ thói quen vận động: Vận động giúp nhu động ruột, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Với trẻ chưa biết bò bạn có thể cho trẻ nằm ngửa, thực hiện động tác đạp xe. Trẻ biết bò thì nên khuyến khích con bò hay chơi các các đồ chơi có thể tự động di chuyển, lăn,... để tăng cường độ vận động ở trẻ.

·       Cho trẻ sử dụng men vi sinh: Cho trẻ uống men vi sinh đều đặn mỗi ngày trong 3 tháng liên tiếp để bố sung lợi khuẩn probiotic, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất. Men vi sinh cũng cần thời gian 3 tháng để có thể hoạt động ổn định, duy trì sự cân bằng cho hệ vi sinh, ngăn ngừa nguy cơ táo bón do loạn khuẩn đường ruột ở trẻ ăn dặm.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón giúp cha mẹ có thể điều trị nhanh chóng, ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón khi ăn dặm cho bé sẽ mang lại hiệu quả cao hơn về sức khỏe và khả năng hấp thụ dinh dưỡng, để trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Vì thế cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm khoa học, hợp lý kết hợp với các biện pháp ngăn ngừa khác để bé không bị táo bón khi ăn dặm.

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé