Máy chủ dell poweredge t550 - sức mạnh cho mọi ứng dụng

Ngày đăng: 11/13/2024 11:01:22 PM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 4
Chi tiết [Mã tin: 5676168] - Cập nhật: 10 phút trước

Hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần đến một hệ thống thông tin như máy chủ vật lý chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Để vận hành và quản lý hệ thống công nghệ thông tin thì doanh nghiệp cần phải có máy chủ. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm mua một hệ thống máy chủ chính hãng, chất lượng nhưng còn đang băn khoăn thì hãy cùng Siêu Siêu Nhỏ đọc qua bài viết nà

1. Máy chủ vật lý là gì?

Máy chủ vật lý (hay còn gọi là Server) là một máy tính được kết nối với Internet hoặc mạng máy tính, có IP tĩnh với khả năng xử lý dữ liệu cực cao. Trên máy chủ, người ta sẽ thực hiện cài đặt một số phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập nhằm yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Hay nói một cách dễ hiểu thì máy chủ vật lý cũng là một máy tính, nhưng chúng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực xử lý và lưu trữ dữ liệu cũng lớn hơn so với máy tính thông thường rất nhiều. Và chúng được sử dụng để lưu trữ và xử lý dữ liệu trên Internet hoặc trong một mạng máy tính cụ thể. Máy chủ vật lý là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet vì muốn vận hành các dịch vụ này cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1.1.1. Cấu tạo

Cấu tạo của một máy chủ vật lý bao gồm các bộ phận như sau:

Mainboard server

Bộ phận này còn có một tên gọi khác là main server, là mạch điện chính của một hệ thống thông tin. Nhiệm vụ của bộ phận này là kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy chủ vật lý. Chúng bao gồm các bộ xử lý, các kênh truyền dữ liệu, các khe chứa bộ nhớ, các khe sockets cho phép gắn thêm các bo mạch phụ và các giao diện gắn thiết bị ngoại vi như máy in. Chúng cũng có thể được tích hợp sẵn các bo mạch điều khiển gắn liền cho card màn hình, âm thanh và các modem khác.

CPU (Central Processing Unit)

Cũng giống như CPU của PC, CPU của một máy chủ vật lý là bộ phận quan trọng nhất bởi chúng là trung tâm điều hành cả hệ thống. Đây là một mạch tích hợp phức tạp bao gồm các transistor trên một bảng mạch nhỏ. Chúng là bộ xử lý trung tâm của máy chủ và được xem là bộ não quan trọng nhất của hệ thống. Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhãn hiệu CPU khác nhau. Nhưng chất lượng của chúng vẫn được đảm bảo nên người dùng có thể dễ dàng một CPU phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

RAM

RAM là một bộ phận ảnh hưởng đến khả năng xử lý của máy chủ vật lý tại một thời điểm lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời và có thể chạy được đồng thời bao nhiêu chương trình. Về cơ bản thì RAM của máy chủ vật lý có 2 loại chính là DDR (Double Data Rate) và SDR (Single Data Rate). RAM DDR có khả năng truyền tải dữ liệu ở cả hai điểm xuống và lên của tín hiệu nên tốc độ xử lý nhanh gấp đôi so với SDR. RAM server thực hiện chức năng ECC (Error Checking and Correction) với khả năng kiểm tra và sửa lỗi kịp thời khi các chi tiết nhỏ của hệ thống datacenter có lỗi xảy ra.

Chassis server

Bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị phần cứng (CPU, HDD, RAM, Main …) bên trong máy. Chassis của máy chủ vật lý được phân biệt tùy theo kích thước của server. Chassis có dạng đứng hay dạng tháp là Tower server và dạng nằm ngang là Rack Mount. Còn Blade server được thiết kế để triển khai hệ thống server dày đặc. Có rất nhiều loại Chassis khác nhau cho người dùng lựa chọn như: 1U, 2U,3U hay 4U. Tùy vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp mà hãy chọn cho mình một Chassis phù hợp.

HDD server (ổ cứng máy chủ)

Đây là ổ cứng của máy chủ vật lý thực hiện chức năng lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng, lưu trữ dữ liệu dưới hình thức bộ nhớ ngoài và các dữ liệu khác của người dùng. Một máy chủ có thể gắn được nhiều HDD khác nhau để có thể tăng dung lượng lưu trữ nếu muốn. Các HDD dành cho máy chủ vật lý thường hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) và có băng thông cao hơn 600MB/s giúp kết nối trong hệ thống mạng LAN tăng tốc tối đa tốc độ đọc / ghi dữ liệu của doanh nghiệp.

Card RAID

1.2. Đặc điểm của máy chủ vật lý

Máy chủ vật lý hay còn được gọi là máy chủ chuyên dụng. Chúng có đặc điểm như một máy tính thông thường với cấu hình mạnh mẽ, lớn hơn CPU và sử dụng hệ điều hành riêng. Server vật lý có vai trò làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng làm việc, công ty hoặc các cơ quan lại với nhau. Hiểu một cách đơn giản thì máy chủ vật lý là một loại CPU hoạt động với công suất lớn, hiệu suất xử lý cao, tính năng đa dạng, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu và kết nối máy tính trên Internet rất tốt.

>>> Xem thêm: server dell poweredge t350


2. Vai trò và ứng dụng của máy chủ vật lý

Vai trò chính của máy chủ vật lý là cung cấp, lưu trữ và xử lý thông tin dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng thông qua mạng Internet hoặc mạng LAN. Chúng được thiết kế với khả năng chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt khi có sự cố cần bảo trì. Với những doanh nghiệp nhỏ thì máy chủ vật lý cũng góp phần quan trọng trong việc lưu trữ và vận hành hệ thống server về dữ liệu.

Máy chủ là một bộ phận rất quan trọng đối với doanh nghiệp / công ty trong việc lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống mà doanh nghiệp không cần phải đầu tư quá nhiều chi phí cho các máy trạm khác.

3. Tiêu chí lựa chọn máy chủ

Để chọn được loại máy chủ vật lý hoạt động mạnh mẽ và đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp thì bạn nên cân nhắc đến những tiêu chí lựa chọn như sau:

3.1. Dịch vụ hỗ trợ cả trực tuyến và trong vùng

Hãy chọn một nhà sản xuất cung cấp dịch vụ uy tín và có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn. Một vài phương thức khác thường được sử dụng có thể kể đến như hỗ trợ thông qua điện thoại hay hỗ trợ trực tuyến. Khi máy chủ vật lý gặp phải bất kỳ vấn đề gì thì chúng có thể được giải quyết nhanh chóng bằng Internet hoặc một cuộc điện thoại liên hệ tới trung tâm hỗ trợ. Do đó, bạn cần lựa chọn một nhà sản xuất đáng tin cậy có thể cung cấp và hỗ trợ qua những phương thức này.

3.2. Bảo hành đầy đủ và tại chỗ

Đối với hầu hết các loại máy chủ vật lý, việc mang đến cửa hàng sửa chữa là không thực tế. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng, có hỗ trợ bảo hành tại chỗ cho tất cả phụ tùng nhằm kéo dài thời gian sử dụng và có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

3.3. Hệ điều hành

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ kỹ thuật, ngày nay có nhiều máy chủ vật lý được tích hợp các chức năng tuyệt vời, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực để hỗ trợ hệ điều hành, bất kể chúng là Windows hay Linux.

3.4. Công nghệ chống lỗi

Bạn cũng nên cân nhắc và lựa chọn máy chủ vật lý được trang bị công nghệ như: cắm nóng, bộ nhớ mã chữa lỗi (ECC) và lưu trữ RAID (Redundant Array of Independent Disks). Bằng cách ghi dữ liệu vào nhiều đĩa, RAID có thể giúp dữ liệu được bảo vệ. Công nghệ cắm nóng và trao đổi nóng cho phép người dùng thay thế những bộ phận hỏng trong khi máy vẫn đang hoạt động. Còn bộ nhớ ECC sẽ giúp người dùng kiểm tra và sửa lỗi trong khi làm việc.

3.5 Các bộ phận dư thừa

Máy chủ vật lý cũng nên có ổ cứng, nguồn quạt và card mạng dư thừa (redundant). Bất kỳ bộ phận chuyển động nào cũng cần có bộ dự trữ. Điều này sẽ làm tốn khá nhiều chi phí, nhưng người dùng sẽ được hời hơn nếu so sánh với chi phí thay thế một trong những bộ phận đó.

3.6. Dòng sản phẩm

Về lâu dài, khi doanh nghiệp ngày càng phát triển thì việc nâng cấp thiết bị là điều hết sức cần thiết. Chính vì thế, bạn cần chọn mua máy chủ vật lý từ một nhà sản xuất đáng tin cậy, có khả năng cung cấp dòng sản phẩm chính hãng và chất lượng, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của hôm nay mà còn sử dụng lâu dài trong tương lai nữa.

>>> Xem thêm: r250 dell


4. Một số mô hình hoạt động máy chủ doanh nghiệp

Hầu hết, hệ thống máy chủ vật lý tại các doanh nghiệp được lắp đặt theo 1 trong 3 mô hình phổ biến sau đây: 

4.1. Mô hình trạm – chủ (Client – Server)

Trong mô hình mạng trạm – chủ (Client – Server) bao gồm 2 loại thiết bị: 

  • Máy tính với vai trò như một máy chủ (Server): Chúng có khả năng cung cấp dịch vụ và các tài nguyên đến các máy trạm khác trong cùng một hệ thống mạng. Server có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động trên máy trạm client diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Máy tính và thiết bị ngoại vi với vai trò là máy trạm: Không cung cấp tài nguyên đến các thiết bị ngoại vi hay các máy tính mà chỉ sử dụng tài nguyên được cung cấp từ máy chủ. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mà một client trong mô hình này có thể là một server cho một mô hình khác. 

Cách hoạt động của mô hình trạm – chủ như sau: Client (máy trạm) sẽ gửi yêu cầu đến Server (máy chủ). Sau khi xử lý dữ liệu,máy chủ sẽ gửi kết quả về cho máy trạm.

Ưu điểm của mô hình trạm – chủ

  • Có thể vận hành trên bất kì một máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông
  • Mô hình này chỉ mang đặc điểm của một phần mềm mà không hề liên quan đến phần cứng, yêu cầu duy nhất là máy chủ là phải có cấu hình cao hơn các máy trạm.
  • Mô hình mang lại nhiều sự tiện dụng cho người dùng và hỗ trợ nhiều dịch vụ đa dạng bởi khả năng truy cập từ xa mà các mô hình cũ hơn không có được.

Nhược điểm của mô hình trạm – chủ

  • Tính bảo mật kém vì chúng phải trao đổi qua lại các dữ liệu giữa máy trạm và máy chủ
  • Luôn phải có 1 máy chủ hoạt động suốt 24/7 để duy trì toàn bộ hệ thống mạng. Chính vì sự phụ thuộc này nên khi máy chủ gặp trục trặc thì toàn bộ hệ thống mạng đều bị ngưng trệ theo.
  • Chi phí lắp đặt khá cao 

Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội   

- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa   

Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội   

Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa   

- Hotline: 0979 83 84 84       

- Tel: 024 6296 6644   

Chi nhánh HCM: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10   

- Hotline: 0945 92 96 96      

- Tel: 028 2244 9399   

- Email: kinhdoanhhn@maychuhanoi.vn

- website: https://maychuhanoi.vn/   

- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi  

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác