Mẹ có nên cho trẻ ăn tiếp sau khi gặp tình trạng nôn trớ?

Ngày đăng: 6/22/2022 11:05:47 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 102
Chi tiết [Mã tin: 3917096] - Cập nhật: 21 phút trước

Một trong những tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng chính là nôn trớ. Tình trạng này rất dễ xảy ra và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Vậy trẻ nôn trớ có nên cho ăn tiếp không?

 

NẾU TRẺ ĐÒI ĂN NGAY SAU KHI BỊ NÔN TRỚ MẸ CẦN LÀM GÌ?

Sau khi nôn trớ phần lớn trẻ không muốn ăn tiếp ngay sau đó nhưng vẫn có một số ít trẻ muốn được ăn tiếp ngay. Sau khi bị nôn trớ bé đòi ăn ngay mẹ có nên cho ăn không? Tùy trường hợp của mỗi trẻ mà mẹ quyết định có nên cho bé ăn tiếp ngay hay không.

·        Trẻ chỉ nên uống sữa công thức, sữa tươi, sữa chua sau khi bị nôn trớ ít nhất 8 giờ.

·        Cho bé uống dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải, pha oresol theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có kết quả tốt nhất.

·        Những trẻ đòi bú mẹ ngay mẹ không nên cho ăn ngay. Hãy trò chuyện, đi lại, vỗ về để khiến trẻ không tập trung vào việc đòi bú. Sau khi nôn trớ khoảng 30 phút thì mẹ mới cho bú trở lại để tránh tình trạng bé tiếp tục nôn trong hoặc sau khi bú.

·        Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Nhờ đó tạo tiền đề giúp con có tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng tối ưu và cải thiện, phòng ngừa nôn trớ ở trẻ

·        Trẻ bị nôn trớ do viêm tai, nhiễm trùng, sốt, do tác dụng phụ của thuốc,... thì mẹ cần đưa đi khám ngay để bác sĩ có lời khuyên phù hợp.

MẸ CÓ NÊN CHO TRẺ ĂN TIẾP SAU KHI GẶP TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ?

Trẻ bị nôn trớ liên tục gây đau bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng,... khiến con bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức khỏe sụt giảm, kéo dài còn khiến trí não bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trẻ liên tục bị nôn trớ trong một thời gian dài còn có cảm giác sợ ăn, biếng ăn, thường xuyên quấy khóc, khó ngủ,... Đôi khi trẻ nôn trớ còn gây sặc khiến dị vật bị tồn đọng trong đường thở có thể gây khó thở, ngạt, nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ thường xuyên bị sặc còn khiến niêm mạc mũi bị kích ứng làm đau nhức, khó chịu trong một thời gian dài.

Mặc dù trẻ thường xuyên nôn trớ có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau nhưng vấn đề cha mẹ quan tâm nhất thường là bé bị đói, lượng dinh dưỡng bé hấp thụ không đủ để phát triển bình thường vì đây là hậu quả phổ biến nhất. Vậy khi trẻ nôn trớ có nên cho ăn tiếp để bù lại lượng thức ăn đã bị nôn trớ hay không? Việc cho bé ăn tiếp sau khi bị nôn trớ là cần thiết nhưng cha mẹ không nên cho bé ăn ngay sau khi nôn trớ. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, không thể hấp thụ được dưỡng chất. Cho bé ăn ngay sau khi bị nôn trớ khiến hệ tiêu hóa phải chịu áp lực rất lớn, có thể bị kích thích và tiếp tục nôn trớ.

Sau khi bé nôn trớ xong cha mẹ cần vệ sinh miệng, mũi, cơ thể và thay quần áo cho bé. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống vài ngụm nước để làm sạch chất nôn trớ trong khoang miệng. Sau đó cho bé nghỉ ngơi khoảng 30 - 60 phút, đến khi thấy bé tỉnh táo, hoạt bát trở lại thì tiếp tục cho ăn. Mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn, quan sát xem bé có bị nôn trớ tiếp không rồi mới cho bé ăn tiếp.

Khi trẻ bị nôn trớ mẹ nên cho bé ăn sau đó khoảng 30 phút để hệ tiêu hóa có thể làm việc bình thường, trẻ không tiếp tục bị nôn trớ trong và sau khi ăn. Nhờ đó trẻ không bị thiếu hụt dưỡng chất làm chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ. Cho trẻ bị nôn trớ sử dụng men lợi khuẩn đúng cách giúp bé tăng khả năng tiêu hóa và miễn dịch, phòng ngừa và cải thiện nôn trớ hiệu quả.

BỔ SUNG LỢI KHUẨN CHO TRẺ BỊ NÔN TRỚ

Bô sung men lợi khuẩn là một trong những cách đơn giảm giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và đề kháng cho trẻ được nhiều ba mẹ tin dùng. Các lợi khuẩn khi được bổ sung giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Nhờ đó giúp đảm bảo hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh, giúp trẻ giảm nôn trớ nhanh chóng, an toàn, không có tác dụng phụ.

Hệ vi sinh đường ruột bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn, trong đó lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe còn hại khuẩn lại là những vi sinh vật có thể gây ra nhiều loại bệnh nếu đạt đến tỉ lệ nhất định. Khi tỉ lệ lợi khuẩn đạt 85% hệ vi sinh đường ruột đạt trạng thái cân bằng.

Cho bé uống men vi sinh giúp bổ sung ít nhất 1 tỉ CFU lợi khuẩn trong mỗi liều uống để hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng. Hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp trẻ:

·        Kích thích quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, tăng sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ít bị nôn trớ hơn.

·        Thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa, làm giảm và nhanh chóng chấm dứt tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

·        Kích thích hệ tiêu hóa tiết nhiều enzyme để phân hủy thức ăn trong ống tiêu hóa triệt để, nhanh chóng. Đồng thời tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và bài tiết chất thải ra ngoài một cách thuận lợi. Thức ăn không tồn đọng quá lâu trong dạ dày, trẻ không bị chướng bụng, đầy hơi và giảm kích thích hệ tiêu hóa gây nôn trớ.

·        Tạo thành hàng rào miễn dịch kiên cố trong đường ruột của bé, ngăn cản hại khuẩn xâm nhập, bám dính trên đường ruột, cạnh tranh dinh dưỡng khiến chúng không thể phát triển được số lượng. Đồng thời lợi khuẩn cũng ức chế hoạt động của hại khuẩn, có thể ngăn ngừa và trung hòa độc tố do hại khuẩn tiết ra khiến chúng không thể gây bệnh.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé