Mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng nôn trớ bỏ ăn ở trẻ?

Ngày đăng: 4/10/2023 4:13:45 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 160
Chi tiết [Mã tin: 4571620] - Cập nhật: 58 phút trước

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp tình trạng nôn trớ khiến các bậc cha mẹ đau đầu lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ lâu ngày sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Vậy chúng ta phải làm sao khi trẻ bị nôn trớ bỏ ăn?

 

MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ BỎ ĂN Ở TRẺ?

Khi gặp tình trạng trẻ bị nôn trớ bỏ ăn, bố mẹ cần tìm ra cách khắc phục ngay để tránh lâu ngày bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới thể chất và tâm lý của con:

Trẻ biếng ăn do mắc bệnh tiêu hóa

Với những trẻ nôn trớ và biếng ăn do bệnh lý, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tích cực bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để khắc phục các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột con đang mắc phải. Nạp thêm lợi khuẩn nhờ men vi sinh giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, giúp trẻ giảm nhanh dấu hiệu nôn trớ, kích thích bé ăn ngon miệng hơn khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh trở lại.

Trẻ nôn trớ biếng ăn trong thời kỳ ăn dặm

·        Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày của bé thành nhiều bữa. Do kích thước dạ dày của con còn khá nhỏ, mẹ nên giảm lượng thức ăn và tăng số bữa ăn trong ngày để con dễ tiêu hóa, tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu.

·        Làm phong phú thực đơn cho trẻ với nhiều món mới, giúp bé ăn ngon miệng, thích thú với bữa ăn.

·        Không ép trẻ ăn khi con không muốn để tránh tình trạng trẻ sợ ăn, chán ghét đồ ăn.

·        Không để bé phải vận động mạnh sau khi ăn để tránh bị trào ngược dạ dày.

Trẻ nôn trớ biếng ăn trong thời kỳ bú mẹ

·        Mẹ cần chia nhỏ các cữ bú trong ngày của con, không cho con bú quá nhiều một cữ sẽ gây ra chướng bụng và dễ bị nôn.

·        Khi bé bú xong, mẹ nên bế đứng trẻ ít nhất 15 phút, không đặt trẻ nằm ngay hay nô đùa với con sẽ làm không khí tràn vào và gây nôn.

·        Thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ để đẩy khí dư thừa trong dạ dày ra bên ngoài, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

·        Massage nhẹ nhàng bụng trẻ để thúc đẩy nhu động ruột, giúp con tiêu hóa tốt hơn và nhuận tràng hơn.

NGUYÊN NHÂN XẢY RA HIỆN TƯỢNG TRẺ BỊ NÔN TRỚ VÀ CHÁN ĂN

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ bỏ ăn, trong đó gồm một số lý do chính như sau:

Trẻ đang mắc một số bệnh lý

·        Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa gồm có khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, bỏ bú, biếng ăn... Khi trẻ bị bệnh đường tiêu hóa, dạ dày căng chướng, khiến cho bé bị nôn trớ nếu bị ép ăn nhiều. Vào ban đêm con sẽ quấy khóc, khó ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc.

·        Trẻ bị bệnh đường ruột: Một số bệnh đường ruột như loạn khuẩn đường ruột, viêm dạ dày, g ruột, viêm ruột.. đều có triệu chứng nôn, đau bụng, sốt, phát ban..

·        Trẻ bị viêm hô hấp: Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn, virus dễ tấn công hệ hô hấp của con, gây ra ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi.. Khi ăn no, không khí làm giãn cơ dưới thực quản khiến thức ăn dễ bị trào ngược ra bên ngoài gây nôn trớ.

·        Trẻ bị táo bón: Bụng trẻ hay bị chướng, khó tiêu và không đi nặng được trong thời gian bị táo bón, điều này làm cho con luôn cảm thấy khó chịu, buồn nôn và bỏ bữa.

Nhiều trường hợp mẹ cho con ăn quá no cũng khiến cho trẻ hay buồn nôn, nôn trớ và sợ phải ăn hay bú. Dạ dày của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vì vậy nếu bố mẹ ép con ăn nhiều hơn bình thường sẽ khiến cho bé rất dễ bị trớ ra ngoài.

Tâm sinh lý bất ổn của trẻ

Trẻ bị ép ăn, hay bị quát mắng, dọa nạt trong khi ăn hay ăn đi ăn lại một món làm cho con thấy chán ăn, sợ ăn và nôn trớ. Một số trẻ biếng ăn sinh lý hay nôn trớ khi ăn là do con đang trong thời kỳ mọc răng, tập bò, bố mẹ đặt trẻ nằm ngay sau khi con ăn no làm bé bị trớ...

 


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé