Mẹ nên làm gì để giúp trẻ điều trị rối loạn tiêu hóa?

Ngày đăng: 12/28/2022 3:44:34 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 40
Chi tiết [Mã tin: 4363420] - Cập nhật: 22 phút trước

Một trong nhưng vấn đề sức khỏe thường xảy ra ở trẻ sơ sinh là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt và sức khỏe của con. Hãy tìm hiểu bài viết sau để biết cách phát hiện trẻ rối loạn tiêu hóa biểu hiện như thế nào.


CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ CẢI THIỆN RỐI LOẠN TIÊU HÓA HIỆU QUẢ

Sau khi đã nhận biết đúng vấn đề tiêu hóa mà bé gặp phải, bố mẹ hãy thực hiện các biện pháp khắc phục sớm tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để tránh làm cho bệnh lý kéo dài, ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Áp dụng những cách cải thiện như sau:

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời

Với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên bởi sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng, giàu lợi khuẩn và chứa các kháng thể giúp con phòng tránh nhiều bệnh đường ruột hiệu quả, sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh các tác nhân gây hại.

Tăng cường men vi sinh trong chế độ ăn hàng ngày

Sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn là cách hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Dùng men vi sinh sớm và đúng cách sẽ giúp trẻ bảo vệ đường ruột, ổn định hệ vi sinh với tỷ lệ lợi khuẩn - hại khuẩn cân bằng với mức 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Từ đó giải quyết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa con đang gặp phải như nôn trớ, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy.. Duy trì dùng men vi sinh liên tục ít nhất 3 tháng cũng giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh hơn, phòng tránh nhiều bệnh lý đường ruột tái phát.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Trong chế độ ăn của trẻ mẹ cần cân bằng đủ 4 nhóm chất gồm có chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua…), tinh bột (cơm, ngũ cốc, khoai lang…), chất béo tốt (dầu thực vật, các loại cá béo…), vitamin khoáng chất và chất xơ có trong rau xanh và các loại hoa quả tươi.

Chú ý sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa trong bữa ăn và không ép trẻ ăn quá nhiều, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, mau chóng khỏi bệnh.

Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, vệ sinh tay sạch sẽ

Thức ăn của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, thực hiện quy tắc ăn chín - uống sôi và cho trẻ ăn những thực phẩm tươi ngon, không cho con ăn đồ ăn ôi thiu. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý vệ sinh tay cho trẻ đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đồng thời vệ sinh tay sạch sẽ khi thay tã cho con hoặc khi nấu ăn.

TRẺ RỐI LOẠN TIÊU HÓA BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Nếu mẹ đang thắc mắc trẻ rối loạn tiêu hóa biểu hiện như thế nào thì dưới đây là những dấu hiệu cần lưu ý:

·        Đau bụng: Đau bụng cũng là dấu hiệu dễ thấy khi con bị rối loạn tiêu hóa. Quan sát trẻ bị đau bụng mẹ thấy con bị chướng bụng, khó nhiều, mặt trẻ đỏ hoặc tái.. Ngoài rối loạn tiêu hóa, trẻ cũng có thể bị đau bụng do quá đói hoặc ăn quá no, g ruột, thoát vị bẹn..

·        Táo bón: Là hiện tượng trẻ đi ngoài 2-3 ngày/lần với phân khô rắn, cứng, to, đóng thành khuôn. Khi trẻ táo bón, con sẽ kèm theo các dấu hiệu đau bụng, cứng bụng, mót đi ngoài nhưng không đi được, đau đớn nhiều..

·        Nôn trớ: Nôn trớ là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống thực quản qua miệng, do nhiều nguyên nhân như khi trẻ bú quá no, nằm không đúng tư thế, rối loạn tiêu hóa.. Khoảng 75% trẻ sẽ khỏi nôn trớ sinh lý khi được 1 tuổi, tuy nhiên nếu bé đã lớn hơn nhưng vẫn thường xuyên nôn trớ thì có thể con đang bị rối loạn tiêu hóa hay mắc các vấn đề đường ruột khác.

·        Chướng bụng đầy hơi: Trẻ có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, ợi hơi liên tục. Khi bị chướng bụng đầy hơi, con sẽ kém ăn, ăn ít hơn bình thường do khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng giảm.

·        Tiêu chảy: Trẻ nhỏ bị tiêu chảy là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa điển hình, với tần suất đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Biểu hiện đi kèm có thể thấy như mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ, chướng bụng..


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé