Men gan cao là bệnh gì?

Ngày đăng: 5/12/2020 6:39:57 AM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 409
Chi tiết [Mã tin: 2963708] - Cập nhật: 48 phút trước

Men gan cao là một dấu hiệu của viêm hoặc tổn thương tế bào gan. Các tế bào gan bị viêm hoặc bị thương làm cho men gan ALT và AST bị rò rỉ vào máu.

Men gan cao là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, đa số mọi người chỉ hiểu nôm na, men gan tăng cao là bệnh báo hiệu gan không khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về men gan cao từ đó biết cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Men gan là gì?

Men gan có 4 loại là:

- Alanine transaminase (ALT)

- Aspartate transamine (AST)

- Phosphatasee kiềm (ALP)

- Gamma – glutamyl transpeptidase (GGT)

Trong đó 2 loại men ALT và AST có trong tế bào gan. Chỉ khi gan bị viêm hay tổn thương, chúng mới bị rò rỉ vào máu khiến chỉ số men gan tăng cao. Hai loại men còn lại thì ALP có trong các màng tế bào gan và GGT có trong thành tế bào của ống mật.

Men gan cao là một dấu hiệu của viêm hoặc tổn thương tế bào gan. Các tế bào gan bị viêm hoặc bị thương làm cho men gan alanine transaminase (ALT) và aspartate transaminase (AST) bị rò rỉ vào máu

Ngoài gan nhiễm mỡ, những nguyên nhân nào làm men gan tăng cao?

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu:

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là tình trạng tích tụ mỡ bất thường ở gan của những người uống ít hoặc không uống rượu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây men gan cao. Vậy bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Hầu hết mọi người cho rằng gan nhiễm mỡ là bệnh lành tính. Trên thực tế, ở giai đoạn phát triển, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan siêu vi:

Nhiễm trùng bao gồm viêm gan A (HAV), viêm gan B (HBV), hoặc viêm gan C (HCV) thường xuất hiện với men gan cao. Các bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến tình trạng viêm gan biểu hiện các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, sẫm màu nước tiểu và vàng da. Một số loại viêm gan có thể không được chẩn đoán trong nhiều năm và chỉ có các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi mãn tính.

Viêm gan tự miễn:

Viêm gan tự miễn là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan của chính bạn. Điều này thường dẫn đến gan bị viêm, gây men gan cao. Nguyên nhân của bệnh tự miễn này chưa rõ nhưng có thể do di truyền hoặc môi trường. Bệnh nhân có thể có triệu chứng mệt mỏi, khó chịu ở bụng, biếng ăn, đau cơ và phù nề.

Viêm gan do rượu:

Viêm gan do rượu là một trong những nguyên nhân chính làm men gan tăng. Nồng độ men gan tăng thường tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương gan do rượu gây ra.

Bệnh đường mật:

Bệnh đường mật liên quan mật thiết với gan, nhất là sỏi đường mật, viêm đường mật, giun chui ống mật. Vì khi đó, đường dẫn mật phù nề hoặc dịch mật bị tắc nghẽn tác động lên tế bào gan, khiến men gan tăng.

Thuốc:

 

Nhiều loại thuốc có liên quan đến tổn thương gan và men gan cao như:

- Thuốc giảm đau Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen và Naproxen,…

- Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Clavulanic, Isoniazid,…

Thường chỉ khi dùng quá liều những loại thuốc này gây nên ngộ độc mới gây ra tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng dẫn đến tăng men gan.

Nguyên nhân khác:

Ngoài những nguyên nhân trên, men gan tăng còn do một số nguyên nhân khác như nghiện rượu, sốt rét, ngộ độc hóa chất, ung thư gan, viêm tụy, bệnh celiac,… Cá biệt có một số nguyên nhân làm tăng men gan không phải do tổn thương gan như hoạt động thể lực mạnh.

Triệu chứng của men gan cao

Thường khi men gan cao, các triệu chứng khá nghèo nàn như hơi đau ở hạ sườn phải, trướng bụng nhẹ, bị giãn các vi mạch ở cổ, mặt, mệt mỏi, chán ăn,… Thậm chí, một vài trường hợp dù men gan rất cao nhưng không có biểu hiện lâm sàng nào, người bệnh vẫn học tập, sinh hoạt và làm việc bình thường. Bệnh được phát hiện vô tình qua kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu.

Giai đoạn các triệu chứng không điển hình này có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hay thậm chí đến vài năm. Điều này cũng lý giải vì sao đa số bệnh nhân mắc bệnh gan thường phát hiện ra bệnh muộn.

Biểu hiện bệnh không rõ ràng, người bệnh chủ quan, không đi khám, vẫn dùng rượu bia, thuốc lá, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý,… gây hại nặng nề cho gan. Nguy hiểm hơn là có thể gặp các biến chứng đe dọa tính mạng như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng men gan, bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng uống rượu hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định, giảm cân hoặc ăn uống lành mạnh. Việc điều trị men gan cao thực chất cũng không đơn giản, do vậy tốt nhất bạn nên phòng tránh nó trước.

Bạn nên làm gì để hạ men gan cao?

- Nếu bạn muốn có một lá gan khỏe mạnh và muốn giảm men gan cao, hãy hạn chế tối đa uống rượu hoặc loại bỏ hoàn toàn. Tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nhiều chất béo và có đường vì chúng sẽ tạo gánh nặng cho gan. Thịt đỏ, gia vị và dầu cũng nên hạn chế, vì chúng cũng có thể tác động xấu đến gan.

- Uống đủ nước.

- Nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu chất xơ…

- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc có nguy cơ gây hại cho gan.

- Môi trường sống hay làm việc nếu xuất hiện những hóa chất gây hại cho gan bạn nên tìm biện pháp khắc phục tốt hơn.

-  Sử dụng các loại trà thảo mộc như bồ công anh, cây kế sữa,… để giảm viêm, kích thích gan phục hồi nhanh.Men gan cao là bệnh lý không thể coi thường, do vậy bạn nên phòng tránh càng sớm càng tốt.

Tham khảo : https://vimaxpharma.vn/men-gan-cao-la-gi/

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác