Men vi sinh xử lý nước thải cao su bcp11

Ngày đăng: 1/20/2021 1:25:39 PM - Hóa chất, khí CN - Toàn Quốc - 196
Chi tiết [Mã tin: 3186963] - Cập nhật: 20 phút trước

Hiện nay, ngành cao su nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận lớn. Sự phát triển này đồng nghĩa với việc lượng chất thải ra môi trường ngày càng tăng. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Công nghệ chế biến mủ cao su và đặc điểm của nước thải cao su phát sinh? 

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phổ biến ba công nghệ chế biến mủ cao su như sau:

  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm;
  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm;
  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp.

Quá trình chế biến mủ cao su sử dụng rất nhiều nước và nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất thường chứa nồng độ các chất ô nhiễm rất cao như: protein, acid acetic, đường,….

Để xử lý nước thải cao su cần hiểu rõ thành phần và tính chất của nước thải 

Nước thải phát sinh từ hai nguồn chính là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

Nước thải sinh hoạt từ hoạt động thường ngày của công nhân viên như: rửa tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt,….

Nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình chế biến cao su như: công đoạn sấy trộn, công đoạn làm đông, gia công cơ học và nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc hoặc vệ sinh nhà xưởng.

Nước thải cao su phát sinh từ phương pháp chế biến khác nhau thì có đặc điểm khác nhau như:

  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm thì nước thải cao su thường độ pH, BOD, COD rất cao;
  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm thì nước thải cao su thường pH rất thấp, nhưng BOD, COD, SS lại rất cao;
  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp thì nước thải cao su thường có độ pH ở ngưỡng 5-6, nhưng chỉ tiêu BOD, COD thấp hơn so với nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ cốm (mủ nước).

Bảng 1. Bảng thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su:

(Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải PGS. TS Nguyễn Văn Phước, 2010)

Xử lý nước thải cao su hiệu quả cần hiểu rõ độ pH có trong nước thải giao động trong khoảng 4,2 – 5,2 vì xài acid để làm đông tụ cao su; có lúc pH lại rất cao khoảng 9 – 11 nếu nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ ly tâm.

Cao su tồn tại trong nước dưới dạng huyền phù và nồng độ cực cao. Ngoài ra, nước thải cao su phát sinh trong quá trình sản xuất từ khu vực bồn rửa, lúc rửa các chén mỡ, nước tách mủ ly tâm và trong giai đoạn đánh đông.

Nước thải cao su còn chứa lượng lớn protein hòa tan, axit fomic và N-NH3 và hàm lượng COD trong nước thải cũng rất cao (15.000mg/l).

Đặc trưng của nước thải cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác nhau như CH4, H2S,… Nên việc xử lý nươc thải cao su là rất đươc quan tâm, chú trọng.

Tác hại nước thải trong ngành cao su

Thời gian lưu nước thải cao su từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại nhà máy, và ảnh hưởng tới chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nếu nước thải cao su không được xử lý mà xả ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải cao su chưa qua xử lý thường có chứa nồng độ ô nhiễm rất cao sẽ làm chết hoặc làm chậm quá trình phát triển của động vật dưới nước, ảnh hưởng tới hệ thực vật trong nước.

Nồng độ Nitơ và photpho trong nước thải cao su trước xử lý thường rất cao: nitơ: 1000, photpho:400mg/lit dễ dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng tới sự sống của rong, rêu, tảo có trong nước nếu kéo dài sẽ dẫn tới mất cân bằng sinh học.

Phương pháp xử lý nước thải trong ngành cao su:

Mục đích xử lý nước thải chính là hạn chế những chất ô nhiễm trong nước thải đến mức độ có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định. Các phương pháp xử lý thường áp dụng đó là:

  • Phương pháp xử lý cơ học
  • Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
  • Phương pháp xử lý sinh học

1.    Phương pháp xử lý cơ học

Xử lý nước thải trong ngành cao su bằng phương pháp xử lý cơ học này dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng ra khỏi nước thải; như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy thuộc vào tính chất lý hóa; nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

  • Phương pháp hóa học và hóa lý

Trung hòa: Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6.5 đến 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo. Có thể dùng: NaOH, KOH,..để trung hòa nước thải. Tùy thuộc vào thể tích, nồng độ nước thải, chi phí để áp dụng phương pháp này.

Keo tụ: Sử dụng chất keo tụ sẽ giảm liều lượng chất keo tụ; giảm thời gian keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất hỗ trợ keo tụ có nguồn gốc tự nhiên thường dùng như tinh bột, ete..

3.    Phương pháp sinh học

Dựa trên cơ sở hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm. Chia làm 2 loại:

Phương pháp xử lý kỵ khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.

Phương pháp xử lý hiếu khí: sử dụng vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.

Sử dụng sản phẩm vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả trong xử lý nước thải. Hiện nay sản phẩm được nhiều nhà máy áp dụng là Vi sinh BCP11 – Bionetix. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia và sản xuất tại Canada.Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà máy sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp. Để giảm nồng độ COA, BOD thì nhà máy nên dùng vi sinh BCP11 của hãng Bionetix. Điều đặc biệt là với hàm lượng vi sinh cao 5×10^9 CFU/gram sản phẩm.

Lợi ích vi sinh:

  • Giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng;
  • Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải;
  • Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy;
  • Giảm chết vi sinh do sốc tải, giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
  • Cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn sau xử lý;
  • Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống xử lý.

Cách sử dụng:

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm                                                            
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1 ppm

Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm; qui mô của hệ thống xử lý nước thải mà sử dụng liều lượng phù hợp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – hang.tu@namhungphu.com


Tin liên quan cùng chuyên mục Hóa chất, khí CN