Mối liên hệ giữa bệnh viêm nha chu và nguy cơ sinh non

Ngày đăng: 12/27/2023 2:41:59 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 41
Chi tiết [Mã tin: 5083069] - Cập nhật: 11 phút trước

Viêm nha chu và sinh non là hai vấn đề có mối liên hệ mật thiết. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh lý này còn có nguy cơ sinh con nhẹ cân và sức khỏe kém. 

Mối liên hệ giữa viêm nha chu và sinh non

Viêm nha chu (bệnh nha chu) là vấn đề nha khoa có mức độ nặng, ảnh hưởng chủ yếu đến người trung niên và người cao tuổi. Bệnh nha chu xảy ra khi vi khuẩn tấn công và phá hủy các tổ chức nâng đỡ răng (nha chu) bao gồm các cơ quan như mô nướu, xương ổ răng, cement và dây chằng nha chu.

Các cơ quan nâng đỡ răng có vai trò chính là bảo vệ, cố định răng trên cung hàm và đảm bảo các chức năng sinh lý, thẩm mỹ của răng. Khi các cơ quan này bị tổn thương và phá hủy, chân răng bắt đầu bị lung lay, lỏng lẻo, đau nhức, tụt nướu, răng ê buốt, hôi miệng và thậm chí có thể gây mất răng vĩnh viễn.

Ngoài ra, viêm nha chu không được điều trị sớm còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và biến chứng thai kỳ – đặc biệt là sinh non. Trên thực tế, viêm nha chu là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non mà ít người ngờ đến.

Do tác động của hormone thai kỳ, hệ miễn dịch suy giảm, vệ sinh răng miệng kém,… phụ nữ mang thai thường dễ bị viêm nha chu và các bệnh nha khoa thường gặp. Lúc này bên trong mô nướu sẽ xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn như Porphyromonas gingivalis, Prevotella nigrescens, Tannerella forsythia, Campylobacter rectus,…

Xem thêm: nha khoa á châu

Theo nghiên cứu, viêm nha chu có thể gây sinh non dựa vào hai cơ chế sau:

Tình trạng viêm nhiễm trong mô nha chu làm tăng PGE2 và cytokins trong nhau thai và tuần hoàn . Tình trạng này dẫn đến nguy cơ sảy thai và sinh non.

Vi khuẩn gây viêm nha chu đi vào tuần hoàn , sau đó di chuyển vào nhau thai dẫn đến đáp ứng miễn dịch và viêm của thai nhi. Khi phát sinh phản ứng viêm, cơ thể sẽ tăng sản xuất prostaglandin. Tuy nhiên, prostaglandin có khả năng tăng co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ sinh non và sảy thai.

Không chỉ làm tăng nguy cơ sinh non, bệnh viêm nha chu còn khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và sức khỏe kém hơn so với các trẻ được sinh ra bởi người mẹ khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nha khoa trong thời gian mang thai.

Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu ở bà bầu

Có thể thấy, viêm nha chu ở bà bầu gây ra nhiều biến chứng như sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân,.. Ngoài ra, bệnh lý này còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa viêm nha chu trong thời gian mang thai.

Các biện pháp phòng ngừa viêm nha chu ở bà bầu:

1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể phòng ngừa viêm nha chu và các bệnh nha khoa thường gặp khi mang thai. Bởi hầu hết các vấn đề răng miệng đều bắt nguồn từ mảng bám và cao răng tích tụ. Nếu vệ sinh răng miệng tốt, vi khuẩn sẽ không có điều kiện thuận lợi để phát triển và gây tổn thương các cơ quan trong khoang miệng.

Cách chăm sóc răng miệng giúp phòng ngừa bệnh viêm nha chu khi mang thai:

Bà bầu cần chú ý chải răng 2 – 3 lần/ ngày bằng bàn chải có kích thước vừa phải, lông chải mềm, mảnh để làm sạch kẽ răng và mặt nhai. Đồng thời nên dùng bàn chải có mặt chải lưỡi để làm sạch lưỡi hằng ngày và nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần.

Khi mang thai, răng miệng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, để tăng hiệu quả làm sạch, nên sử dụng dung dịch súc miệng chứa các thành phần tiêu viêm và kháng khuẩn.

Nên sử dụng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa bên trong các kẽ. Từ đó giảm nguy cơ hình thành cao răng và phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả.

Xem thêm: nha khoa singae dental có tốt không

Khô miệng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu, sâu răng và các bệnh nha khoa khác. Vì vậy, mẹ bầu nên uống nhiều nước để đảm bảo khoang miệng tiết nước bọt thường xuyên.

Tăng sức đề kháng cho răng miệng bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất như cá, tôm, cua, mực, nghêu, trứng, các loại đậu, củ, trái cây,… Khoáng chất là thành phần cần thiết để tái khoáng men răng và ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng.

Khi mang thai, hệ miễn dịch sẽ suy giảm đáng kể. Điều này khiến cho hại khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức dẫn đến nhiều vấn đề nha khoa như viêm nướu răng, viêm tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu,… Do đó, mẹ bầu nên ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên để nâng cao chức năng đề kháng.

2. Khám nha khoa định kỳ

Các bệnh nha khoa xảy ra trong thời gian mang thai có mối liên hệ mật thiết với hormone thai kỳ. Do đó trong thời gian này, bà bầu dễ bị viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi,… hơn so với bình thường. Để phòng ngừa và kịp thời phát hiện, điều trị các vấn đề răng miệng, mẹ bầu nên khám răng miệng định 2 – 3 tháng/ lần.

Nếu có thể, bạn nên khám nha khoa trước khi mang thai để điều trị triệt để các bệnh răng miệng tiềm ẩn. Trên thực tế, viêm nha chu thường phát triển từ viêm nướu răng (viêm lợi) không được điều trị sớm. Chủ động chữa trị dứt điểm các bệnh nha khoa trước khi mang thai là biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về mối liên hệ giữa viêm nha chu và nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai. Hy vọng qua bài viết, bà bầu có thể hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này và chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

https://www.youtube.com/@nhakhoathammysunshine

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ