Một số dạng lừa đảo trên mạng hiện nay bạn cần biết để tránh

Ngày đăng: 3/28/2022 5:46:57 PM - Người tìm việc - Toàn Quốc - 268
Chi tiết [Mã tin: 3738908] - Cập nhật: 22 phút trước

Bất kỳ ai trong mỗi chúng ta đều có thể “sập bẫy” của những thủ đảo lừa đảo tinh vi nếu như không đủ tỉnh táo, người dân có thể bị mất tiền. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về một số dạng lừa đảo trên mạng để người dân nắm rõ.

[caption id="attachment_3915" align="aligncenter" width="800"]mot-so-dang-lua-dao-tren-mang Một số dạng lừa đảo trên mạng[/caption]

1. Điểm danh một số dạng lừa đảo trên mạng phổ biến

Bạn có biết hiện nay các hình thức lừa đảo mới nhất xuất hiện với tần suất phổ biến trên khắp cả nước với mọi thủ đoạn tinh vi, giảo hoạt. Chính vì vậy, người dân đều phải đề cao cảnh giác vì không ai biết được “con mồi” tiếp theo sẽ là bạn.

Điểm danh các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội cần nên cảnh giác dưới đây.

1.1 Đề nghị trở thành CTV bán hàng online

Các đối tượng thường tiếp cận người bị hại thông qua lừa đảo qua mạng xã hội Facebook để chiêu dụ “con mồi” trở thành CTV bán hàng online với lợi nhuận và hoa hồng cao nếu cùng nhau hợp tác phát triển. 

Nạn nhân bị nhắm tới là những người có thu nhập thấp, các bà nội trợ hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Các đối tượng này không ngần ngại đăng tuyển, chạy quảng cáo trên Facebook. Đối tượng lừa đảo đề nghị nạn nhân phải thanh toán đơn hàng trước mới nhận tiền gốc cộng thêm hoa hồng. Mỗi lượt mua hàng thành công, đối tượng hứa hẹn tặng 10% đến 20% hoa hồng cho mỗi đơn hàng. Khi số tiền đặt hàng của cộng tác viên lớn, đối tượng giở trò chiếm đoạt tiền.

[caption id="attachment_3916" align="aligncenter" width="800"]mot-so-dang-lua-dao-tren-mang Hình thức lừa đảo trên mạng " tuyển CTV" nở rộ những năm gần đây[/caption]

1.2 Hack tài khoản mạng xã hội để lừa tiền

Đây là một trong các hình thức lừa đảo qua Facebook phổ biến nhất mà người thân, bạn bè và cả chính bạn đều sẽ gặp qua một lần trong đời.

Các tay lừa đảo này đều sở hữu kỹ năng công nghệ cao và am hiểu vượt trội về kỹ thuật số. Đối tượng lừa đảo hack tài khoản của người dùng, sau đó chiếm đoạt quyền quản trị của tài khoản. Tiếp theo, họ sẽ giả danh là chủ tài khoản để nhắn tin vay tiền người thân, bạn bè của chủ tài khoản để chuyển khoản cho các kẻ lừa đảo này.

Đối với hành vi lừa đảo tinh vi này, chúng ta cần có một cuộc gọi điện thoại trực tiếp để xác nhận đây có phải là chủ tài khoản thực sự hay là kẻ lừa đảo giả mạo người thân của bạn.

1.3 Gửi link giả để đánh cắp thông tin 

Thủ đoạn tinh vi thường thấy ở các tin nhắn SMS giả mạo của ngân hàng để lừa gạt khách hàng truy cập vào đường link giả. Sau đó, yêu cầu người dùng cung cấp một số thông tin bảo mật quan trọng như mật khẩu đăng nhập ngân hàng, mã OTP, mã Pin ngân hàng hay số tài khoản…

1.4 Tự xưng là cơ quan chức năng thông báo điều tra

Những kẻ lừa đảo giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát hoặc Tòa án để thông báo cho chủ tài khoản liên quan đến vụ án phạm pháp đang bị các cơ quan điều tra. Họ đề nghị cung cấp một số thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển toàn bộ số tiền vào các tài khoản do đối tượng cung cấp lấy danh nghĩa phục vụ công tác điều tra.

1.5 Thông báo trúng thưởng quà tặng có giá trị

Các tay lừa đảo sẽ gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng xe máy, điện thoại, đồng hồ hoặc tiền mặt có giá trị lớn.

Tiếp theo, họ sẽ yêu cầu người bị hại nạp tiền qua các ví điện tử hoặc chuyển tiền qua tài khoản để hoàn thành thủ tục nhận thưởng. Thực tế, chẳng có một giải thưởng hay quà tặng nào được chuyển đến người tham gia cả.

1.6 Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng

Các đối tượng lừa đảo sẽ cố tình “chuyển nhầm” một khoản tiền vô cùng lớn đến tài khoản ngân hàng của bạn. Sau đó, họ yêu cầu người dùng trả lại toàn bộ số tiền kia. 

Thế nhưng, các đối tượng lừa đảo xem đây là bằng chứng để những kẻ cho vay nặng lãi đe dọa, cưỡng chế đòi lại số tiền với lãi suất cao. Chẳng hạn trên nội dung chuyển tiền nhầm cho chị B có nội dung như “ Cho chị B vay tiền trong 60 ngày”. Sau thời hạn nêu trên, chủ tài khoản sẽ đến nhà chị B đòi tiền với lãi suất trên trời. Nếu chị B không hoàn trả, các đối tượng sẽ quấy rối và đưa bằng chứng chuyển tiền cho vay trong điện thoại.

1.7 Kêu gọi đầu tư giao dịch tiền ảo

[caption id="attachment_3917" align="aligncenter" width="600"]mot-so-dang-lua-dao-tren-mang Lừa đảo qua giao dịch tiền ảo[/caption]

Chiêu trò này không quá xa lạ trong thời buổi phát triển công nghệ hiện nay, các đối tượng sẽ lập ra các website tài chính, app điện tử rồi sử dụng mọi thủ đoạn khác nhau để lôi kéo nhà đầu tư.

Các sàn giao dịch điện tử lừa đảo cam kết với người chơi được hưởng mức lợi nhuận cao nhưng lại an toàn, có thể rút vốn lúc nào cũng được. Sau một thời gian, các sàn giao dịch này thông báo dừng hoạt động hoặc cố tình đánh sập sàn. Lúc này, khách hàng không thể đăng nhập rút tiền trong tài khoản mới biết bản thân đã bị lừa. Xem thêm tại đây

1.8 Nhận quà tặng từ người bạn nước ngoài làm quen trên mạng

Những vụ lừa đảo qua mạng của người nước ngoài thường tự giới thiệu là người nước ngoài ở phương xa, mong muốn kết bạn để tạo mối quan hệ thông qua mạng xã hội. Sau một thời gian tạo được lòng tin của người bị hại, đối tượng lừa đảo thông báo gửi tặng quà, tiền có giá trị cao từ nước ngoài Việt Nam.

Các đối tượng này yêu cầu nạn nhân nộp lệ phí nhận quà với lý do như cước vận chuyển, thuế,.. chuyển khoản trực tiếp vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp nhằm chiếm đoạt tiền.

2. Biện pháp phòng tránh các dạng lừa đảo qua mạng

  • Nâng cao cảnh giác với các lời mời tham gia đầu tư tiền ảo. Chúng ta nên tìm hiểu kĩ càng trước các sàn giao dịch và chủ đầu tư của sàn có uy tín hay không.Tuyệt đối không để các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo tham gia các sàn giao dịch tiền ảo, tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tiền.
  • Khi nhận thấy có số tiền lạ được “chuyển nhầm” vào tài khoản ngân hàng của bạn thì không sử dụng số tiền ấy bất cứ mục đích cá nhân nào. Đồng thời, bạn nên liên hệ với ngân hàng để kịp thời giải quyết vấn đề.
  • Không tin tưởng các chiêu trò nhận thưởng qua mạng như yêu cầu nạp tiền điện thoại hoặc chuyển khoản qua ngân hàng để hoàn tất thủ tục nhận thưởng.
  • Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền qua tin nhắn của người thân, bạn bè khi bạn không chắc chắn chính xác thông tin xác nhận.

(Trong trường hợp: bạn cần gọi điện thoại xác nhận khoản vay của người thân nhưng họ nhất quyết không nghe máy hay viện lý do không tiện nói chuyện thì tuyệt đối không chuyển khoản tránh trường hợp người thân bị hack account social media)

  • Không cung cấp bất thông tin cá nhân nào về số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai gọi đến.
  • Cảnh giác với các cuộc gọi từ số máy lạ, tự xưng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không truy cập vào các đường link gắn kèm nội dung lạ, không thực hiện cú pháp trên điện thoại được hướng dẫn bởi người lạ.

3. Kết luận

  • Trong mỗi chúng ta đều có thể trở thành “con mồi” của một số dạng lừa đảo trên mạng vì các đối tượng lừa đảo có thể tiếp cận chúng ta qua rất nhiều hình thức khác nhau. Nhận biết những dấu hiệu lừa đảo qua mạng và tìm các biện pháp phòng tránh để trở thành người dùng mạng xã hội thông minh. Bài viết này cung cấp những thông tin lừa đảo qua mạng mới nhất


Tin liên quan cùng chuyên mục Người tìm việc