Một thông tin cần biết khi mua nguồn máy tính

Ngày đăng: 2/8/2023 5:50:35 PM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 39
Chi tiết [Mã tin: 4423678] - Cập nhật: 32 phút trước

Nguồn máy tính là một trong những thiết bị không thể thiếu của trọn bộ máy tính. Trong bài viết này sẽ đề cập đến những yếu tố cơ bản nhất về các bộ cấp nguồn, cũng như cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để hiểu được tại sao lại nên sở hữu một PSU phù hợp và lý do phương án rẻ nhất không phải là phương án tốt nhất.

Nguồn máy tính là gì?

Thiết bị cung cấp điện (PSU) hay còn gọi là nguồn máy tính, là một bộ phận quan trọng của bất cứ máy tính hay máy chủ nào. Việc cung cấp điện năng cho toàn bộ hệ thống là một vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu sử dụng một nguồn máy tính không phù hợp có thể gây tốn kém.

Kết nối

Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu kỹ lưỡng nhiều loại cáp mà các bộ cấp nguồn sử dụng để cung cấp điện năng cho hệ thống.

Mặc dù PSU mà bạn mua thường sẽ đi kèm tất cả dây cáp cần thiết, nhưng tốt hơn là bạn vẫn nên hiểu rõ về từng loại dây nối. Loại dây cáp chính xác mà bạn sẽ sử dụng phụ thuộc vào các chi tiết trong cỗ máy của bạn, nhưng những loại phổ biến gồm có:

  • Bo mạch chủ 24 chấu: Cách phân bổ điện năng khác nhau tùy vào mỗi bo mạch chủ, nhưng cổng kết nối/dây cáp 24 chấu thường được dùng để cấp nguồn cho các tính năng quan trọng như chipset và PCIe*
  • CPU 4/8 chấu: Đây là cổng kết nối cung cấp điện năng cho CPU của bạn. Các CPU hiện đại sử dụng nhiều điện năng hơn cấu hình mà bo mạch chủ 24 chấu có thể cung cấp. Vì vậy, người ta thườn sử dụng thêm dây cáp 4/8 chấu.
  • 6/8 chấu (PCIe*/GPU): Một số GPU sử dụng đủ điện năng từ khe PCIe*, trong khi các loại khác đòi hỏi phải có cáp điện riêng để vận hành đúng cách. Đa phần các PSU giải quyết sự khác biệt bắt buộc này bằng cách cung cấp các dây cáp có thể kết hợp theo nhiều cách khác nhau, một số trong đó bao gồm cổng nối 6 chấu, 8 chấu, 6+6 chấu, 8+6 chấu, 8+8 chấu và thậm chí là 8+8+8 chấu.
  • SATA Power: Cổng kết nối này dùng để cung cấp điện năng cho các thiết bị lưu trữ SATA. Các thiết bị khác cũng áp dụng tiêu chuẩn này, như trung tâm RGB và bộ điều khiển quạt.
  • Molex 4 chấu: Đây là loại cổng kết nối đời cũ, ngày càng hiếm thấy. Hiện nay, đa phần loại này đều được thay thế bằng SATA. Cổng kết nối Molex thường thấy trên các phụ kiện ít phổ biến, như bơm tản nhiệt bằng nước

>>> Xem thêm: máy chủ hpe dl385 gen11


Có bao nhiêu watt?

Khi lựa chọn PSU mới, một trong những câu hỏi thường gặp nhất là “Bao nhiêu watt là đủ?” Cũng giống như khi lựa chọn trong một rừng phần cứng, câu trả lời sẽ khác nhau tùy vào những nhu cầu đặc thù của hệ thống.

Thông thường, các hệ thống càng phức tạp thì càng cần nhiều điện năng hơn để vận hành. Một máy tính để bàn có vòng tản nhiệt bằng chất lỏng tùy chỉnh, bo mạch chủ cao cấp và hai GPU sẽ tiêu hao nhiều điện năng hơn các hệ thống đơn giản.

Không thể đưa ra đề xuất chính xác nếu như không biết rõ phần cứng mà bạn đang sở hữu. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng PSU Wattage Calculator (Máy đo watt của PSU), hoặc xác định điện năng tiêu thụ của nhiều bộ phận bên trong rồi tổng hợp lại để biết rõ số lượng watt cần thiết.

Theo quy luật chung, tốt hơn hết là bạn nên chọn số watt cao hơn thay vì cố gắng chọn chính xác số watt cần thiết của hệ thống. Nếu tính được hệ thống sẽ sử dụng 500 watt (con số phổ biến của một bộ máy chơi game đơn giản), bạn nên chọn một PSU có số watt đầu ra là 600 hoặc 650, vì bạn sẽ tiết kiệm được một ít chi phí đầu tư và có thể nâng cấp thêm sau này.

Hãy ghi nhớ điều này khi cân nhắc mua PSU có số watt cao hơn: theo mặc định, một bộ cấp nguồn 750 watt không tiêu thụ hết 750 watt. Nếu hệ thống của bạn đang tiêu thụ 500 watt, bộ cấp nguồn của bạn sẽ cung cấp 500 watt, bất kể đầu ra tối đa là bao nhiêu chăng nữa. Số watt đầu ra cao không nhất thiết có nghĩa là sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn; chính xác là nó có khả năng cung cấp nhiều điện năng hơn nếu hệ thống của bạn cần. Nói cách khác, không có ưu điểm thực sự nào khi sở hữu một PSU có số watt cao hơn hẳn mức cần thiết. Vì thế, có thể sẽ tốt hơn nếu bạn chọn một PSU có nhiều tính năng, hiệu quả cao và có số watt gần bằng với số watt mà hệ thống cần.

>>> Xem thêm: hpe rl300 gen11


Bảo vệ


Vì bạn không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra khi mọi thứ đều dùng điện năng cao, độ an toàn của hệ thống cũng là một điều cần quan tâm. Một bộ cấp nguồn tốt cần được tích hợp sẵn tính năng khởi động về giá trị mặc định an toàn khi gặp trục trặc. Tính năng này không chỉ tự bảo vệ PSU, mà còn đảm bảo an toàn cho cả hệ thống nếu xảy ra những điều ngoài dự kiến, chẳng hạn như trường hợp bị quá áp.


Bộ cấp nguồn và bo mạch chủ là hai bộ phận duy nhất kết nối với hầu hết mọi chi tiết phần cứng trong máy tính. Do PSU có vị trí đặc biệt trong cách bố trí của máy tính, nên hãy đảm bảo rằng máy có tích hợp bảo vệ để giúp các chi tiết phần cứng còn lại an toàn


Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng bộ cấp nguồn bạn đang tìm hiểu có tích hợp biện pháp bảo vệ nào không, ví dụ như OVP (Over Voltage Protection – Bảo vệ quá áp) sẽ giúp tắt nguồn PSU nếu phát hiện điện áp cao quá mức. Các tính năng an toàn khác bao gồm những chức năng như bảo vệ đoản mạch vì chúng có thể cực kỳ hữu dụng trong trường hợp điện áp không ổn định.


Bạn cũng nên kết nối máy tính với thiết bị chống sốc điện. Các thiết bị bảo về phần cứng này được thiết kế để tạo thêm một lớp bảo vệ cho hệ thống của bạn bằng cách chuyển hướng bộ cấp nguồn năng quá áp có thể gây hại ra khỏi những linh kiện đắt tiền.


Cân nhắc về tính hiệu quả


Điện năng chắc chắn là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn bộ cấp nguồn cho máy tính, hiệu quả của PSU cũng vậy. Việc truyền dẫn không hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí điện năng và quá nhiệt, có thể sẽ làm giảm tuổi thọ các linh kiện.


Vì đây là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc, nên đã có sẵn một hệ thống đánh giá độc lập đơn giản. Bạn có thể thấy nhiều bộ cấp nguồn có định mức “80 Plus”, định mức này thường được ghi cạnh tên của một kim loại quý. Để nhận được định mức này, bộ cấp nguồn phải đạt hiệu quả ít nhất 80%, nghĩa là chỉ có tối đa 20% điện năng bị chuyển hóa thành nhiệt.


Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội   


- Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa   


Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84   Điện thoai: 024 6296 6644   


- CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10   


Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96   Điện thoai: 028 2244 9399   


- Email: hotro@maychuhanoi.vn   

- website: https://maychuhanoi.vn/   

- facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi   


Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác