Nang tuyến giáp: nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng: 9/19/2024 9:04:02 AM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 12
  • ~/Img/2024/9/nang-tuyen-giap-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-01.jpg
  • ~/Img/2024/9/nang-tuyen-giap-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-02.jpg
~/Img/2024/9/nang-tuyen-giap-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-01.jpg ~/Img/2024/9/nang-tuyen-giap-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5557422] - Cập nhật: 45 phút trước

Nang tuyến giáp là bệnh lý phổ biến ở nữ giới với tỷ lệ nữ giới mắc nang tuyến giáp cao gấp 15 - 20 lần so với nam giới. Nang tuyến giáp đa phần là nang lành tính, tuy nhiên khi tuyến giáp có nhiều dấu hiệu lạ thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp. Vì thế, theo dõi bài viết để hiểu hơn về nang tuyến giáp và các dấu hiệu bất thường (nếu có) bạn nhé.


1. Khái niệm nang tuyến giáp


Nang tuyến giáp còn thường được gọi là u nang tuyến giáp. Nang tuyến giáp là túi chứa chứa đầy chất lỏng của tuyến giáp. Kích thước nang tuyến giáp có thể nhỏ hơn 1cm hoặc khá lớn. Nang tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới từ 40 - 60 tuổi. Đa phần nang tuyến giáp là lành tính, nhưng cũng có một số ít trường hợp có thể có tế bào ác tính.


2. Cách dự đoán nang tuyến giáp lành tính và ác tính


Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể dự đoán nang tuyến giáp là lành tính hay ác tính. Nang tuyến giáp thuần nhất, tức là chỉ chứa dịch keo thì gần như là lành tính. Trường hợp này tỷ lệ ung thư chỉ chiếm 0.3%, không cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để loại trừ ung thư tuyến giáp.


Nang tuyến giáp không đồng nhất, tức là vừa chứa dịch keo, vừa chứa thành phần đặc bên trong thì tỷ lệ ung thư cao hơn, khoảng 1.5%. Ngoài nang tuyến giáp, người bệnh có thêm các triệu chứng bất thường khác thì nên tới các cơ sở y tế thăm khám để loại trừ ung thư càng sớm càng tốt.


3. Triệu chứng thường gặp của nang tuyến giáp

Trong đa số trường hợp, nang tuyến giáp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi nang phát triển quá lớn gây chèn ép các cơ quan quanh cổ, bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như:


  • Khó nuốt, khi nuốt có cảm giác mắc nghẹn.
  • Đau vùng cổ, đau họng.
  • Khàn tiếng.
  • Khối u lớn gây mất thẩm mỹ vùng cổ.
  • Nang tuyến giáp kích thước lớn sẽ chèn ép các cơ quan xung quanh cổ.


4. Chẩn đoán nang tuyến giáp

Hiện nay, có 2 phương pháp chẩn đoán nang tuyến giáp phổ biến là siêu âm và chọc hút tế bào kim nhỏ.


4.1. Siêu âm

Thông qua hình ảnh từ máy siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được nang tuyến giáp có thành phần đơn thuần là dịch hay thành phần hỗn hợp gồm dịch và chất đặc. Bên cạnh đó, siêu âm cũng cho biết kích thước của nang giáp.


Siêu âm mang lại giá trị chẩn đoán bệnh cao. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


4.2. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Qua siêu âm mà quan sát thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút kim nhỏ nhằm lấy dịch để sinh thiết tế bào. Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân có u nang tuyến giáp với kích thước lớn hơn 1,5cm hoặc nang hỗn hợp nghi ngờ ung thư.


5. Nang tuyến giáp có cần điều trị không?

Với trường hợp nang tuyến giáp đơn thuần, kích thước nhỏ và không ra triệu chứng khó chịu ở vùng cổ thì bệnh nhân không nhất thiết cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thăm khám định kỳ bằng siêu âm để phát hiện bất thường (nếu có).


Với nang tuyến giáp đã có kích thước lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan lân cận, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống.


6. Các phương pháp điều trị nang tuyến giáp

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nang tuyến giáp. Việc chỉ định phương pháp điều trị nào còn phụ thuộc vào kích thước nang giáp.


6.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật đã được áp dụng để điều trị nang giáp từ lâu. Phương pháp này thường được chỉ định khi nang giáp có kích thước lớn, không đáp ứng các phương pháp điều trị thông thường. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng được tiến hành để loại bỏ nang tuyến giáp khi nghi ngờ có tế bào ác tính.


6.2. Tiêm cồn

Phương pháp tiêm cồn áp dụng cho các trường hợp nang tuyến giáp đơn thuần hoặc chứa ít tổ chức đặc bên trong. Sau khi được hút dịch, bác sĩ sẽ dùng cồn tuyệt đối tiêm vào trong nang. Cồn tuyệt đối sẽ làm hoại tử do đông và huyết khối tĩnh mạch nhỏ, gây đông vón protein và gây mất nước tế bào dẫn đến hoại tử tế bào. Dẫn đến hậu quả gây nhồi , xơ hóa mô tiếp xúc với ethanol, nhân giáp được thay thế bằng mô hạt, tiếp đến là sự xơ hóa và co rút lại của tổn thương.


6.3. Đốt sóng cao tần

Phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp dùng dòng điện xoay chiều có tần số cao tạo ra nhiệt để tiêu hủy khối mô. Đốt sóng cao tần tuyến giáp thường được chỉ định cho các trường hợp mắc nang giáp hỗn hợp hoặc phối hợp điều trị sau khi tiêm cồn nang giáp.


Như vậy chúng ta đã có thêm những thông tin cần thiết về nang tuyến giáp. Nếu bạn cần tư vấn thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Thế giới Fucoidan qua tổng đài miễn phí cước 00 6527. 

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác