Nên làm gì để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ?

Ngày đăng: 5/8/2023 3:19:00 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 48
Chi tiết [Mã tin: 4630766] - Cập nhật: 36 phút trước

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra và luôn khiến cha mẹ đau đầu lo lắng. Vậy cha mẹ nên làm gì khi gặp tình huống này? Hãy cùng tham khảo trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không trong bài viết sau nhé!

 

NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ?

Nhận ra nguyên nhân ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ, các mẹ cần nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số gợi ý các cách mẹ có thể áp dụng:

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ thường xuyên: Mẹ cần giữ gìn vệ sinh cơ thể và không gian sống cho trẻ. Rèn cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh chăn gối, đồ chơi, đồ dùng cá nhân của trẻ sạch sẽ.

Cho trẻ ăn thức ăn phù hợp: Chế độ ăn của trẻ nên chế biến dạng lỏng trước, đặc sau. Đồng thời, mẹ nên cân đối dinh dưỡng sao cho đầy đủ các nhóm chất cơ bản gồm: chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột để con yêu có thể dễ dàng tiêu hóa, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa. 

Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung vi khuẩn: Hiện nay, sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ đang là xu hướng được nhiều bố mẹ Việt tin chọn.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc và cần đưa trẻ đi khám sớm: Khi thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ cần đưa con đến bệnh viện được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Để quá trình điều trị rối loạn tiêu hóa mang lại hiệu quả cao, mẹ cần cho bé uống thuốc theo đúng hướng dân của bác sĩ.

TRẺ NHỎ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Theo các chuyên gia, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ sẽ được chia ra làm 2 loại như sau:

Đối với rối loạn tiêu hóa chức năng do một số bất thường trong hoạt động của hệ tiêu hóa thường được gây ra bởi yếu tố chủ quan nên có thể khắc phục được. Chính vì thế rối loạn tiêu hóa chức năng thường khá lành tính. Tuy nhiên nếu để diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như ung thư đường ruột,…

Đối với rối loạn tiêu hóa do bệnh lý về đường tiêu hóa sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như là: cơ thể suy nhược, thiếu , thiếu sắt do sự kém hấp thu, mất cân bằng tỷ lệ vi sinh trong đường ruột, giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến bé bị mất nước và chất điện giải nghiêm trọng khiến cơ thể bị suy nhược, hôn mê, suy đa cơ quan,… nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được can thiệp kịp thời.

MỘT SỐ DẤU HIỆU CỦA BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ NHỎ

Táo bón, tiêu chảy

Khi đi ngoài có hiện tượng táo bón hoặc trẻ bị tiêu chảy. Đôi khi kết hợp cả 2 dạng này. Nếu bị tiêu chảy nặng có thể do kiết lị khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này cần tìm đến bác sĩ để được điều trị sớm.

Nôn mửa

Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa khi trào ngược thức ăn có thể gây nôn mửa.

Đau bụng

Đây là triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa. Tính chất và tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa hay bị đau bụng nhất vào các thời điểm buồn đi vệ sinh, sau khi đi sẽ đỡ nhưng mót rặn.

Đầy hơi, trướng bụng

Trẻ thường xuyên cảm thấy khó chịu dù không ăn no. Bụng trướng kèm ợ chua, trung tiện nhiều, hôi miệng…


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé