Nên làm gì khi gặp tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh ?

Ngày đăng: 3/18/2023 11:06:49 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 272
Chi tiết [Mã tin: 4516170] - Cập nhật: 29 phút trước

Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị đau bụng là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về các biểu hiện của trẻ sơ sinh đau bụng trong bài viết dưới đây.

 

NÊN LÀM GÌ KHI GẶP TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG Ở TRẺ SƠ SINH ?

Khi thấy trẻ sơ sinh bị đau bụng, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc sức khỏe tiêu hóa làm dịu cơn đau và làm cho trẻ hết khóc bằng cách:

·        Bế trẻ trên tay, địu trẻ hay bế bé ở phía trước ngực hoặc cho con vào xe đẩy hay nôi, đẩy bé nhẹ nhàng để xoa dịu cơn đau.

·        Cho trẻ tắm nước ấm hoặc cho bé chườm khăn ấm. Hơi ấm từ nước sẽ giúp làm dịu cơn đau bụng của trẻ nhanh chóng.

·        Với những bé có biểu hiện tiêu hóa kém do loạn khuẩn, các mẹ có thể kết hợp bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con. Điều này giúp mẹ chủ động phòng ngừa và chăm sóc tiêu hóa tối ưu cho bé, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng do các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột cũng như hỗ trợ tiêu hóa cho bé tốt hơn, tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

·        Chú ý điều chỉnh tư thế cầm bình sữa để sữa ngập núm , tránh cho trẻ nuốt nhiều không khí dư thừa vào bụng.

·        Không ép trẻ bú nhiều quá mức làm cho con không thoải mái. Mỗi cứ bú của con cần cách nhau từ 2-2.5 tiếng rồi mới đến lần tiếp theo.

·        Massage bụng trẻ để giúp con tiêu hóa tốt hơn, giảm đau bụng hiệu quả, giúp bé nhuận tràng và khắc phục nhanh cơn đau do đầy hơi, chướng bụng, táo bón..

·        Ủ ấm trẻ trong tấm chăn lớn, mỏng để con cảm thấy an toàn và ấm áp.

NHẬN BIẾT ĐÚNG CÁC BIỂU HIỆN CỦA TRẺ SƠ SINH ĐAU BỤNG

Hiện tượng đau bụng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là với những em bé dưới 3 tháng tuổi. Một số biểu hiện của trẻ sơ sinh đau bụng dễ nhận biết gồm có:

·        Trẻ khóc ít nhất 3 giờ/ngày, 3 ngày/tuần và liên tục kéo dài ít nhất 3 tuần.

·        Trẻ khóc to, có thể giơ hai chân lên và xì hơi, mặt nhăn nhó đau đớn, mắt nhằm nghiền.

·        Trẻ biểu hiện bú kém ngủ kém hơn bình thường.

·        Cơn khóc của trẻ không thể dỗ cho bé nín hoặc làm dịu cơn đau của trẻ.

·        Trẻ có bụng cứng, thể hiện cơn đau với việc nắm chặt tay, ưỡn lưng khi bị đau.

·        Trẻ có dấu hiệu khác thường như gắt gỏng, buồn nôn, tiêu chảy.

·        Trẻ khóc to hơn bình thường, khóc thét vì đau đớn.

·        Trẻ khóc ở thời điểm cuối buổi chiều hoặc khóc nhiều khi trời tối.

MỘT SỐ BỆNH LÝ ĐƯỜNG RUỘT KHIẾN TRẺ SƠ SINH BỊ ĐAU BỤNG 

Trẻ sơ sinh đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Trong đó, trẻ bị bệnh đường tiêu hóa cũng sẽ khiến bé có biểu hiện đau bụng:

Trẻ sơ sinh bị đau bụng do trào ngược

Biểu hiện của trẻ sơ sinh đau bụng có thể thấy rõ khi con bị trào ngược dạ dày. Bệnh khiến trẻ cảm thấy nóng rát thực quản do acid dạ dày trào ngược lên.

Hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh có thể do rối loạn tiêu hóa được gọi là GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản) gây ra với các dấu hiệu trẻ không chịu ăn, nấc, thở khò khè, nôn hay khạc nhiều, tăng cân kém, trẻ chảy trong đường tiêu hóa..

Trẻ sơ sinh bị đau bụng do đầy hơi chướng bụng

Đau bụng và đầy hơi thường đi kèm với nhau và khiến cho trẻ khó chịu, khóc nhiều. Hiện tượng đau bụng do đầy hơi chướng bụng thường do:

·        Trẻ nuốt nhiều không khí khi bú sữa hay khi ăn.

·        Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh, vi khuẩn có hại sinh sôi.

·        Trẻ khó tiêu hóa sữa công thức do thành phần khó tiêu.

·        Mẹ ăn một số thực phẩm không phù hợp khiến sữa mẹ có vấn đề.

Trẻ sơ sinh bị đau bụng do táo bón

Táo bón là một loại rối loạn tiêu hóa khiến trẻ khó đi ngoài, khi đi bị đau đớn và khó chịu, phân cứng khô. Đau bụng táo bón thường do một số nguyên nhân gây ra:

·        Nhu động ruột của trẻ sơ sinh còn kém.

·        Trẻ bị dị ứng sữa hay do một số loại thuốc gây ra.

·        Trẻ không được tăng cường đủ nước hay ăn ít chất xơ nếu bé đã ăn dặm.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé