Nên làm gì khi trẻ bị chướng bụng do táo bón?

Ngày đăng: 7/24/2021 10:47:03 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 47
Chi tiết [Mã tin: 3362454] - Cập nhật: 24 phút trước

Với một hệ tiêu hóa non nớt và dễ bị tổn thương, trẻ nhỏ là đối tượng hay gặp các vấn đề tiêu hóa nhất. Thường gặp ở đây là tình trạng táo bón ở trẻ, khiến con đi ngoài khó khăn, lâu dài sẽ tạo nên nhiều ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chướng bụng do táo bón?

 

Cần phân biệt rõ chướng bụng do táo bón với những bệnh trạng khác

Đôi khi biểu hiện tắc ruột có thể bị nhầm với chướng bụng do táo bón. Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chính gây tắc ruột là do g ruột và thức ăn, giun. Trẻ có thể có những biểu hiện sau:

·       Trẻ đau bụng, có thể đau dữ dội và thấy một khối lệch bụng

·       Không đại tiện, đánh hơi được, hoặc có thể đại tiên ra

·       Có thể kèm theo nôn

·       Trẻ bị chướng bụng tăng dần

·       Trường hợp muộn có thể nhiễm độc, sốt, li bì, sốc do hoại tử ruột

Đây là tình trạng cần được cấp cứu và can thiệp kịp thời. Vì vậy khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường trên, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Những điều cần làm khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng do táo bón

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

·       Nếu chỉ bú mẹ mà trẻ sơ sinh bị chướng bụng, mẹ cần chú ý chế độ ăn giàu rau củ, hạn chế đồ ăn cay nóng, bổ sung thực phẩm nhuận tràng vào chế độ ăn

·       Massage vùng bụng cho trẻ và cho trẻ tập các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe giúp kích thích nhu động ruột

·       Tắm nước ấm giúp cơ bụng và hậu môn được thư giãn

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này trẻ đã ăn dặm và dần ăn được thức ăn thô khi lớn hơn. Vì vậy, lúc này, có rất nhiều biện pháp cải thiện tình trạng trẻ bị chướng bụng do táo bón:

·       Mẹ cho trẻ uống đủ nước và tăng lượng khi vào thời tiết nóng hoặc trẻ mất nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó bổ sung các loại nước ép, sinh tố vừa bổ sung nước và các vitamin cần thiết.

·       Bổ sung thực phẩm nhuận tràng vào chế độ ăn của trẻ: khoai lang, vừng, đu đủ

·       Giảm và hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ ngọt, nước uống có ga

·       Tập thói quen đi đại tiện cho trẻ vào thời gian nhất định trong ngày, tốt nhất là sau bữa ăn

·       Chỉnh tư thế ngồi khi đi vệ sinh sao cho phần đầu gối của trẻ cao hơn hông

·       Nếu đã làm các biện pháp trên triệt để mà trẻ vẫn bị táo bón, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc làm mềm phân.

Chướng bụng do táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Táo bón là tình trạng phân rắn và ứ đọng tại đoạn cuối đại tràng. Tình trạng này làm cho trẻ đi vệ sinh khó khăn, mặt có thể đỏ lên do rặn, bụng hơi phình. Vì vậy trẻ sinh hiện tượng tránh đại tiện. Từ đó tạo một vòng xoáy bệnh lý gây táo bón kéo dài.

Táo bón không phải là bệnh nhưng cũng có thể gây ra hậu quả có hại cho sức khỏe. Phân ứ đọng gây tắc lại, cùng việc vi khuẩn sinh hơi, nhu động ruột giảm, gây đầy chướng bụng cho trẻ. Từ đó dẫn tới ăn không ngon, thiếu dinh dưỡng, cảm giác khó chịu cáu kỉnh. Đôi khi hệ thần kinh có thể nhiễm độc do chất thải trong phân ngấm vào .

Về nguyên nhân gây tình trạng táo bón, có hơn 95% táo bón ở trẻ em là táo bón cơ năng. Tức là có thể khỏi khi thay đổi chế độ ăn uống và thói quen đại tiện. Tuy nhiên, chướng bụng do táo bón có thể nguy hiểm khi táo bón do một số bệnh lý:

·       Giãn đại tràng bẩm sinh là tình trạng vô hạch một đoạn đại tràng. Trường hợp nặng có thể biểu hiện sớm sau sinh, nhẹ hơn thì gây táo bón kéo dài ở trẻ. Đây là bệnh lý cần được can thiệp phẫu thuật điều trị dứt điểm.

·       Suy giáp trạng bẩm sinh biểu hiện trẻ táo bón thường xuyên kèm chậm phát triển thể chất và trí tuệ. Về thể chất: trẻ chậm tăng cân, lùn so với trẻ cùng lứa tuổi. Bên cạnh đó, trẻ kém linh hoạt, chậm tiếp thu, dẫn đến học hành kém. Suy giáp trạng bẩm sinh có thể được phát hiện sớm bằng sàng lọc gót chân sau sinh

Bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ phòng ngừa táo bón

Để hạn chế các rối loạn tiêu hóa xảy ra ở hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện chức năng của trẻ nhỏ, mẹ có thể cho trẻ bổ sung men vi sinh chứa các lợi khuẩn probiotics sống.

Các lợi khuẩn probiotics đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đường ruột. Chúng giúp chống lại các vi khuẩn có hại, sản sinh enzyme, vitamin, chất béo chuỗi ngắn, đồng thời kích thích miễn dịch tạo kháng thể. Do đó bổ sung lợi khuẩn cho trẻ có thể giúp ổn định tiêu hóa. Đồng thời phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các rối loạn tiêu hóa ở trẻ, trong đó có chướng bụng do táo bón.

Đặc biệt với trẻ nhỏ, việc chọn các sản phẩm cho bé cần được tìm hiểu kĩ càng. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm men vi sinh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt sản phẩm phải chứa chủng lợi khuẩn hiệu quả và đã được chứng minh an toàn với trẻ. Hơn nữa không phải mọi chủng lợi khuẩn probiotics đều có tác dụng giống nhau. Hiện nay, một trong số chủng lợi khuẩn ưu việt và thân thiện nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải kể đến đó là L.Rhamnosus.

Một số tác dụng của L.Rhamnosus phải kể đến đó là:

·       Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các loại tiêu chảy khác nhau như tiêu chảy do kháng sinh, tiêu chảy liên quan đến viêm dạ dày ruột cấp tính

·       Ngăn chặn các vi khuẩn xấu, nấm candida albicans bên cạnh khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi

·       L.Rhamnosus giúp tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn (SCFAs). SCFA được tạo ra khi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh lên men chất xơ bên trong đường tiêu hóa. Chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào trong đại tràng. Từ đó giúp tiêu hóa ổn định hơn

 

Qua bài viết trên, hy vọng mẹ đã có những cách hiệu quả giúp giảm tình trạng chướng bụng do táo bón của trẻ, cũng như giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé