Nên nấu gì để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ?

Ngày đăng: 2/22/2023 1:57:45 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 61
Chi tiết [Mã tin: 4453184] - Cập nhật: 29 phút trước

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường xảy ra và luôn khiến cha mẹ đau đầu lo lắng. Vậy cha mẹ nên làm gì khi gặp tình huống này? Hãy cùng tham khảo bé rối loạn tiêu hóa ăn gì giúp phục hồi trong bài viết sau nhé!


NÊN NẤU GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ?

Khi thấy con mắc vấn đề về rối loạn tiêu hóa phụ huynh nên trao đổi kỹ với bác sĩ về chăm sóc chế độ ăn cho trẻ để đảm bảo tránh tác động xấu đến tình trạng bệnh, vừa ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Theo đó, mẹ nên lựa chọn những món ăn mềm hoặc lỏng, dễ tiêu giúp cơ thể bé sau khi ăn vào dễ dàng hấp thu hơn. Mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:

Các thực phẩm giàu Lipid

Mẹ có thể lựa chọn dầu như dầu cá, dầu oliu, đậu nành,… thay cho các loại dầu hoặc mỡ động vật. Ngoài ra, nên tránh chế biến những món ăn như là chiên xào, nhiều dầu mỡ để gây áp lực lên bộ máy tiêu hóa của trẻ nhé!

Các loại rau củ và trái cây tốt cho hệ tiêu hóa

·        Chuối: rất giàu kali cùng nhiều loại khoáng chất và vitamin dễ hấp thu, tốt cho trẻ khi đang bị rối loạn tiêu hóa

·        Táo: giàu chất xơ cùng hàm lượng calo cao, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn.

·        Khoai lang: có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột để cải thiện một số triệu chứng như khó tiêu, táo bón,…

·        Dứa: vitamin C và chất xơ trong dứa giúp trẻ cải thiện chức năng tiêu hóa cũng như hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

·        Bơ: có chứa hàm lượng chất béo không no cùng nhiều loại vitamin bổ dưỡng giúp cải thiện bệnh cho trẻ.

Thực phẩm giàu Glucid

·        Thực phẩm từ gạo: cháo, bún, phở,… là món ăn dễ tiêu, rất thích hợp cho bé bị rối loạn tiêu hóa.

·        Ngũ cốc: đậu nành, đậu hà lan, hạt chia, bột yến mạch,… là các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng như proteinvô cùng lành mạnh, đồng thời không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của trẻ.

Thực phẩm giàu protein

·        Sữa mẹ: đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào vừa giúp trẻ tăng cường miễn dịch hỗ trợ cho quá trình phục hồi

·        Thịt gà: thực phẩm này có hàm lượng chất béo no rất thấp và an toàn cho hệ đường ruột của bé.

·        Các loại hải sản: protein cùng hàm lượng chất béo không no sẽ giúp bé được cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ tăng đề kháng và giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn.

·        Sữa chua: lợi khuẩn có trong sữa chua hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu hóa của bé.


Trên đây là một số gợi ý những thực phẩm tốt cho bé khi con bị rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh xây dựng thực đơn khoa học và đa dạng thực phẩm, để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé, các mẹ cũng có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ khi con gặp tình trạng này. Bởi một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là do mất cân bằng hệ vi sinh.

Mẹ biết đấy, hệ vi sinh đường ruột của trẻ cân bằng khi tỉ lệ lợi khuẩn đạt 85%, hại khuẩn 15%. Khi đó, lợi khuẩn sẽ ức chế hoạt động của hại khuẩn, giúp hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả. Với trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn, việc bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào từ men vi sinh lúc này là điều vô cùng cần thiết. Bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa để hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho bé.

NGUYÊN NHÂN TRẺ EM DỄ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA LÀ GÌ? 

Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị chứng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, còn non nớt dễ bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân như:

·        Trẻ ăn thực phẩm kém chất lượng, chưa được chế biến cẩn thận hay thức ăn nguội lạnh, tanh, ôi thiu.

·        Trẻ có các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khác gây suy giảm đề kháng.

·        Uống thuốc kháng sinh không đúng cách và kéo dài dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.

·        Môi trường sống của bé kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường xuyên ngậm mút tay.

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bé thường có nhiều biểu hiện là đau bụng râm ran, quấy khóc, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, trẻ nôn trớ do rối loạn tiêu hóa....


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé