Ngày vía đại thế chí bồ tát có nên thỉnh tượng phật xi măng về thờ không?

Ngày đăng: 12/22/2022 4:03:53 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 121
Chi tiết [Mã tin: 4350993] - Cập nhật: 41 phút trước

Ngày nay, số lượng các Phật tử và ban thờ Tam Bảo tại gia ngày càng tăng nhanh chóng. Trong đó, thờ tượng Tây Phương Tam Thánh là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Đại Thế Chí Bồ Tát là một trong 3 vị thuộc Tam Thánh Tây phương Cực Lạc, biểu tượng cho ánh sáng trí tuệ. Nhiều người tự hỏi rằng, trong ngày vía Đại Thế Chí có nên thỉnh tượng phật xi măng về thờ không? 


Ý nghĩa thờ tượng Đại Thế Chí Bồ Tát


Đại Thế Chí Bồ Tát là một vị đại Bồ tát thể hiện ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại Thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây phương Cực Lạc. 


Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, giúp chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, sớm siêu độ bước vào Cực Lạc. Đại Thế Bồ Tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.


Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa, tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni-ma vương tử, người con thứ hai của Chuyển luân vương Vô Chánh Niệm (sau này là Đức Phật A Di Đà). Bồ tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai.


Trong Tây Phương Tam Thánh, Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi. Người tu hành muốn tu tập viên mãn, đạt thành tựu Phật giáo thì phải có cả hai yếu tố là tấm lòng và trí tuệ. Đại Thế Chí Bồ Tát lấy ánh sáng trí tuệ làm ngọn đèn soi đường cho chúng sinh thoát khỏi ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô biên, hướng tới thân tâm an lạc. Khi Ngài di chuyên, thập phương mười hướng như đang xảy ra một cơ địa chấn, trí tuệ quét sạch u mê nên có tên gọi Đại Thế Chí.


Ngày vía Đại Thế Chí Bồ Tát


Ngày 13/7 âm lịch là ngày vía Đại Thế Chí Bồ Tát, tức ngày Bồ Tát đản sinh. Ngày này chúng Phật tử và những người hướng Phật cùng làm lễ kính ngưỡng công đức, hạnh nguyện của người. Không chỉ cúng dường, tụng niệm mà còn hướng về Phật pháp, học hỏi Phật pháp, noi gương Ngài ứng dụng vào đời sống để đạt tới lý tưởng tu hành của bản thân.


Ngoài ra, làm nhiều việc thiện, nói nhiều lời hay, phóng sinh, bố thí, gieo thêm căn lành, hạnh lành cho cuộc đời. Mỗi việc tốt là ngọn nguồn của một cây thiện, đâm ra trái ngọt quả lành mà con người cần phải nhân rộng, đẩy lùi xấu xa ác nghiệt, coi như hoàn thành ý nguyện của Bồ Tát Thế Chí.


Có nên thỉnh tượng Đại Thế Chí Bồ Tát vào ngày vía không?


Ngày vía Đại Thế Chí Bồ Tát được coi là ngày đản sinh của Ngài. Trong ngày này, các Phật tử thỉnh tượng Ngài về thờ tại gia rất tốt. Việc này cùng mang ý nghĩa ẩn dụ cho việc ngày bước vào tại thế của Bồ Tát. Trong Phật giáo, không phân biệt sang hèn, thiện giả, chỉ cần thành tâm chứng quả thì ắt tìm thất Phật tâm. Vì vậy, khi thỉnh tượng Đại Thế Chí Bồ Tát về cần chân thành thờ phụng, thành tâm thì mới có được ý nghĩa.


Nếu không thỉnh tượng Đại Thế Chí Bồ Tát vào ngày vía của Ngài, gia chủ có thể xem một ngày tốt khác để thỉnh Bồ Tát về thờ. Một điểm cần lưu ý cho tất cả tượng Phật nói chung là phải khai quang điểm nhẫn. Và trong thờ cúng cũng cầ lưu ý nhiều kiêng kị để trán phạm phải vận xấu.


Các bước khai quang tượng Đại Thế Chí Bồ Tát bằng đồng


1. Chuẩn bị trước khi khai quang

Đầu tiên, chuẩn bị một nơi thờ cúng trang nghiêm. Cần chú ý vị trí của không gian thờ cúng hợp với gia chủ.

Tượng Phật sau khi thỉnh về nên dùng vải điều chùm kín tượng. Đặt tượng trên chỗ cao, sạch sẽ và tránh xa những nơi ô uế để tránh bất kinh Ngài.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị đàn tế cùng một mâm cỗ chay. Tùy theo điều kiện kinh tế, hãy lựa chọn một mâm cỗ phù hợp với những món đơn giản nhất. Khi đó, bạn có thể bắt đầu thực hiện nghi thức này theo cách hiệu quả nhất.


2. Tiến hành khai quang


+ Chuẩn bị việc bao sái tượng

Để bao sái tượng, bạn nên dùng nước thơm. Bạn hoàn toàn có thể mua những sản phẩm này tại các cửa hàng kinh doanh đồ thờ cúng. Nếu không, bạn có thể đun nước với rượu, quế và một chút dầu thơm.


Làm sạch tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

  • Nếu tượng cỡ nhỏ, bạn có thể đặt tượng vào trong chậu nước ở vị trí cao. Sau đó, dùng khăn mềm sạch thấm nước đã chuẩn bị lau xung quanh bức tượng. Nhẹ nhàng lau rửa.
  • Trong trường hợp tượng cỡ lớn, đặt nguyên tượng trên bệ. Sau đó, dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm nước bao sái và làm sạch xung quanh tượng.

Để tượng khô một cách tự nhiên rồi dùng khăn điều cỡ vừa phủ kín tượng để chuẩn bị cho nghi lễ.


+ Sư thầy hoặc thầy cúng tiến hành khai quang

  • Đầu tiên, sư thầy thắp hương, xin phép thực hiện nghi lễ.
  • Sư thầy đứng lên đọc bài trì chú khai quang ở đàn tràng. Cùng lúc, vị sám chủ sẽ cầm cái gương giơ lên, nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trước tượng Phật. 
  • Tiếp đến, sám chủ sẽ thực hiện viết chữ Án trên diện tượng Phật. Đồng thời thực hiện bài niệm khai phục nhãn.

Chiếc gương lúc này chính là biểu tượng cho Đại viên cảnh/ kính trí. Mọi người có thể sử dụng gương mới hay gương cũ đều được. Tuy nhiên chiếc gương phải được làm sạch, bao sái cẩn thận. 


3. Sau khi khai quang tượng Đại Thế Chí Bồ Tát

Sau khi khai quang xong, tượng Phật đã có linh của Bồ tát. Gia chủ cần thành tâm thờ cúng, dâng lễ lên Ngài. Cũng cần tránh điều tối kị, phạm húy Ngài.


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ