Ngựa thờ gỗ

Ngày đăng: 11/25/2020 10:01:29 AM - Nội thất, ngoại thất - Đắk Nông - 30
Chi tiết [Mã tin: 3133512] - Cập nhật: 56 phút trước

Ngựa thờ được làm bằng gỗ mít lõi đã được xử lý khô chống mối mọt Được thờ trong đình chùa, đền điện sơn son dát vàng, dát bạc đẹp. Họa tiết ngựa thờ gỗ thường chạm Long Ly Quy Phượng đẹp Ngoài Hạc thờ và Voi thờ ra


Trong nền văn hóa phương Đông, ngựa là một trong 12 con giáp biểu tượng cho năm Ngọ. Hình ảnh con ngựa trong 12 con giáp thể hiện sự trung thành, tận tụy cũng như tượng trưng cho tài lộc, may mắn, thành công (Mã đáo thành công). Không những thế, hình tượng con ngựa con biểu trưng cho sự thăng quan tiến chức, tiền tài gia tăng. Người dân quan niệm, ở trên trời cao, giữa dân gian và âm phủ các đức thánh cũng dùng ngựa để đi chầu, đi hành đạo nên khi họ đặt am miếu thờ cúng phải thờ ngựa thể hiện lòng thành kính của mình đối với các vị thần thánh của đất nước, những vị thánh đã có công mở mang bờ cõi, giữ vững bình yên cho đất nước. Cho nên, các am, cảnh, miếu, đình chùa người dân đều có ngựa thờ


Ở Việt Nam, hình ảnh con ngựa được nghệ nhân tạo thành một hình tượng nghệ thuật có tầm vóc ngang hàng với những linh vật khác được tôn thờ. Trong nghi lễ lên đồng ở Bắc Bộ thường có điệu múa nhảy ngựa. Ngựa còn được thờ trong những bức tranh giấy thờ cặp ngựa hồng, ngựa trắng. Ngựa trắng còn được tôn lên làm thần và được thờ ở đền Bạch Mã. Ở miền Nam, ngựa còn được đắp tượng, được hương nhang, cúng bái, và nhiều địa điểm thờ ngựa khác

Tin liên quan cùng chuyên mục Nội thất, ngoại thất