Nguồn gốc chữ song hỷ trong đám cưới

Ngày đăng: 8/25/2020 1:29:13 PM - Giới thiệu website, thiết kế web - TP HCM - 80
Chi tiết [Mã tin: 3057450] - Cập nhật: 57 phút trước

Trong lễ ăn hỏi, lễ cưới của người Việt Nam, do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nên chữ Song Hỷ màu đỏ xuất hiện từ thiệp cưới, phông cưới đến vỏ hộp quà,… Chữ hỷ đám cưới còn được dán ở nhà, ngoài ngõ để thông báo với mọi người về đám cưới.

Song hỷ là gì?

Đám cưới thế hệ “ông bà anh”, hình ảnh đôi chim bồ câu, trầu cau, dòng chữ trang trí treo tường đã trở thành dấu ấu riêng. Đó là sự sáng tạo của người xưa để chọn ra một biểu trưng cưới hỏi cho đám cưới Việt.


Trong đó, biểu tượng đặc biệt ghi dấu ấn nhất vẫn là chữ hỷ. Nguồn gốc xuất phát từ phong tục cưới hỏi Trung Hoa. Ngày xưa, song hỷ mang ý nghĩa thể hiện hai niềm vui lớn: đại đăng khoa – thi đỗ làm quan và tiểu đăng khoa – cưới vợ.


Ngày nay, đôi chữ này biểu thị cho niềm vui cũng như sự chúc phúc của hai họ dành cho đôi uyên ương. Chữ “Hỷ”(囍) trong đám cưới được ghép lại từ 2 chữ “Hỷ” (喜) và được gọi là song hỷ. Chữ song có nghĩa là hai, hỷ mang ý nghĩa mừng vui. Khi ghép lại, song hỷ mang ý nghĩa niềm vui nhân đôi.


Bên cạnh đó, cụm từ “song hỷ lâm môn” cũng được dùng trong nhiều đám cưới Việt, đặc biệt là trong hôn lễ người gốc Hoa. Đó là niềm vui nhân đôi đã cùng nhau tới cửa, mang ý nghĩa không thể nào tốt đẹp hơn cho ngày vui của các đôi uyên ương.


Chữ song hỷ gắn liền với một điển tích ý nghĩa của Trung Hoa.

Vương An Thạch nghĩ mãi không đối được, nhưng vẫn nói cứng: “Câu này dễ đối thôi”, rồi bỏ đi. Người nhà của Mã Viên ngoại nghe được, chưa kịp vào trình với Viên ngoại thì Vương An Thạch đã lên đường lên kinh đô.

Tại trường thi, Vương An Thạch làm bài thi xong, đem nộp quyển trước tiên. Quan chủ khảo lật ra xem, tấm tắc khen tài, vấn đáp ông trả lời trôi chảy đã có ý lấy ông đỗ đầu. Nhà vua cho vời ông vào triều để biết mặt và thử tài thêm. Thấy ở sân rồng có một lá cờ lớn, trên có thêu một con hổ, Vua ra cho ông một vế đối:


“Phi hổ kỳ, phi hổ kỳ, kỳ quyển hổ tàng thân”

(Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình)

Vương An Thạch chợt nhớ tới vế đối trên đèn kéo quân trước nhà Mã Viên ngoại và thấy âm, ý rất hay và rất chỉnh khi đối với câu nay liền ứng khẩu đọc luôn:

“Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ”

Vua và chủ khảo thấy Vương có tài ứng đối mau lẹ, vế đối rất chỉnh, có ý nghĩa xuất sắc nên đã chấm Vương An Thạch đậu thủ khoa kỳ thi đó.

Trong khi chờ đăng tên lên bảng vàng, Vương An Thạch trở về quê nhà. Khi đi ngang qua Mã gia trang, người nhà của Mã Viên ngoại nhận ra Vương là người đã từng nói vế ra dán trên đèn kéo quân dễ đối, nên mời Vương vào nhà trình với Mã Viên ngoại. Mã Viên ngoại yêu cầu Vương An Thạch đọc vế đối, Vương liền lấy câu của Vua ra đọc lên thành:

“Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ

Phi hổ kỳ, phi hổ kỳ, kỳ quyển hổ tàng thân”


Xem thêm các mẫu nhẫn cưới đẹp tại APJ

Hoặc các mẫu nhẫn đính hôn khác tại APJ

Tin liên quan cùng chuyên mục Giới thiệu website, thiết kế web