Nguồn gốc ý nghĩa tháp mộ đá và lợi ích khi xây mộ tháp đá

Ngày đăng: 7/14/2024 10:35:45 PM - Lĩnh vực khác - TP HCM - 61
  • ~/Img/2024/7/nguon-goc-y-nghia-thap-mo-da-va-loi-ich-khi-xay-mo-thap-da-01.jpg
  • ~/Img/2024/7/nguon-goc-y-nghia-thap-mo-da-va-loi-ich-khi-xay-mo-thap-da-02.jpg
~/Img/2024/7/nguon-goc-y-nghia-thap-mo-da-va-loi-ich-khi-xay-mo-thap-da-01.jpg ~/Img/2024/7/nguon-goc-y-nghia-thap-mo-da-va-loi-ich-khi-xay-mo-thap-da-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5428655] - Cập nhật: 18 phút trước
Nguồn gốc ý nghĩa tháp mộ đá và lợi ích khi xây mộ tháp đá là một điều có rất nhiều người dân nước ta muốn tìm hiểu. Tuy là một nước có con số thống kê số người mang tín ngưỡng dân gian và không tôn giáo là 75% dân số, theo đạo Phật chiếm 15% dân số cả nước, nhưng thực tế thì dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo là 40 đến 45% tổng dân số cả nước.
[​IMG]
Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa tháp mộ và lợi ích khi xây mộ tháp đá

Để hiểu sâu hơn về nguồn gốc tháp trong đạo Phật cũng như những kiến trúc tâm linh cho người đã khuất trong Phật giáo chúng tôi xin giới thiệu nguồn gốc của tháp Phật giáo, ý nghĩa của tháp mộ Phật giáo, lợi ích khi xây mộ tháp phật giáo, ưu điểm khi xây mộ tháp đá để tro cốt bằng đá, giá xây tháp đá phụ thuộc vào những yếu tố nào, những mẫu thiết kế mộ tháp đá phật giáo được ưa chuộng nhất hiện nay.
Nguồn gốc của tháp Phật giáo

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên theo đường hải và đường bộ. Những vết tích đầu tiên được được ghi nhận với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Có thể nói lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
  • Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp.
  • Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh.
  • Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái.
  • Từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn chấn hưng.
[​IMG]
Nguồn gốc của tháp Phật giáo

Nói đến mộ tháp người dân nước ta ai cũng hiểu được đây là một công trình kiến trúc tâm linh liên quan đến nhà Phật.
Tháp còn được gọi là bảo tháp đây là công trình kiến trúc Phật giáo thường được xây trong khuôn viên các thánh tích, chùa chiền, hình dáng về cơ bản là cao, nhỏ dần về đỉnh. Trong lịch sử kiến trúc Phật giáo, thì tháp chính là ngôi chùa, và các ngôi chùa ban đầu thì kiến trúc tháp là trọng tâm.
Khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì kiến trúc tháp cao tầng là một hình thức quan trọng của kiến trúc Phật giáo Việt Nam thuở ban đầu, với chức năng nơi tưởng niệm và hành lễ tôn giáo, chứa đựng xá lị sư tăng, mang tính chất đột phá không gian thu hút điểm nhìn từ xa. Tháp ở Việt Nam không quá cao, không quá to, mà phù hợp với những ngôi chùa trải rộng, thấp một tầng và hai tầng, mang tính tượng trưng hơn là phô diễn một kỹ nghệ kiến trúc hay một tham vọng Phật giáo. Nhưng một số thiền tự có cả rừng tháp, như quần thể vườn tháp chùa Phật Tích và chùa Bổ Đà từ hàng chục đến hàng trăm tháp nhỏ của nhiều đời sư tăng.
Những giáo phái Phật Giáo khác nhau đã có những quan niệm khác nhau về tháp. Phái Tịnh Độ Tông ở Việt Nam đã cho chúng ta loại tháp Hoà Phong (chùa Dâu) hay tháp Cửu Phẩm Liên Hoa (chùa Động Ngọ và chùa Bút Tháp) thì biểu trưng các tầng tháp về các kiếp tu của con người (“tam phẩm vãng sinh”). Những giai đoạn đầu tiên trong việc hành đạo và truyền đạo tại Việt Nam, các sư tăng đều thực hiện ở các tháp hơn là chùa như sau này. Vua Lý Thánh Tông cho xây 4 tháp lớn: tháp Đại thắng Tư Thiên tức là tháp Báo Thiên (1057), tháp Tường Long (1057 – 1059), tháp chùa Phật Tích (1066), tháp Thăng Bình (1068). Vua Lý Nhân Tông cũng cho xây rất nhiều tháp. Có những tháp phải xây trong nhiều năm mới hoàn tất[5].
Có những ngọn tháp trở nên nổi tiếng như tháp chùa Phật Tích xây năm 1057, theo tính toán có thể cao tới 60m và tháp chùa Báo Thiên nay là truyền thuyết, cao đến trăm trượng, chọc cả trời xanh. Tất cả những ngọn tháp thời Lý đã không còn tồn tại, chỉ còn hai ngọn tháp thời Trần (1226-1400) tương đối nguyên vẹn; là tháp chùa Phổ Minh, Nam Định và tháp Bình Sơn, chùa Vĩnh Khánh, Vĩnh Phúc, cao chừng 16 mét; đều xây bằng gạch trần, đỏ au nổi bật trên nền trời xanh. Ngoài ra còn tháp Hòa Phong, chùa Dâu với tạo hình cho thấy những đường nét nghệ thuật đời Trần, tháp đã đổ nát nhiều, được trùng tu thời Lê Trung Hưng. Thế kỷ XVII, có tháp Báo Nghiêm, chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, cũng chỉ cao ngần đó, nhưng là một tháp đá bát giác, có nhiều chạm khắc trang trí tinh nhã; thế kỷ XIX, là tháp chùa Thiên Mụ, Huế, một tháp gạch cũng giống như tháp gạch chùa Cổ Lễ, Nam Định.
Năm 2003 tại chùa Bái Đính – Ninh Bình xây dựng tòa bảo tháp cao nhất Đông Nam Á với chiều cao 100m, 13 tầng, chân tháp là hình lục giác kiên cố với chu vi 24m, có thang máy và 72 bậc leo. Tầng cao nhất của Bảo tháp, nơi thờ xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về năm 2008. Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí. Quanh bảo tháp được đặt hàng nghìn bức tượng nhỏ, trên tường điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp,… Từ trên tầng thượng của bảo tháp, phóng tầm mắt có thể bao quát được trọn vẹn quần thể chùa Bái Đính. Về đêm, bảo tháp khá hoành tráng và vô cùng rực rỡ.
Ý nghĩa của tháp mộ Phật giáo

Tháp trong Phật giáo không chỉ là một biểu tượng riêng của Phật giáo, mà còn là sức mạnh của nhà nước sùng Phật giáo, của sự hướng thượng, khẳng định vị thế Phật vương, và sự giác ngộ cái vô cùng là trời đất, vũ trụ, nên tháp cũng là một vũ trụ thu nhỏ, là núi Tu Di, nơi tựa của thế giới hay núi của thần thánh. Còn được gọi là Bảo Tháp, Đại Bảo Tháp hay Phù Đồ là công trình kiến trúc thường được xây trong cách Thánh tích, Chùa chiền, hình dáng rất đa dạng nhưng thường là cao vươn lên.
[​IMG]
Ý nghĩa của tháp mộ Phật giáo

Tháp trong Phật giáo ban đầu khi được du nhập vào nước ta được sử dụng là nơi tưởng niệm, hành lễ tôn giáo hay còn là nơi ở, nơi tu hành, chuyền bá đạo Phật tại nước ta, để các tín đồ hướng vào đó nhớ đến Phật và giáo lý.
Theo chân lý của Ngài tuyên thuyết thì Tháp cũng là nơi để cung phụng Xá Lợi của Phật, Thánh đệ tử hoặc dựng kỷ niệm ở những địa điểm quan trọng trong cuộc đời đức Phật như: Tứ Động Tâm nơi mà Phật Đản Sinh, Thành Đạo, Chuyển Pháp, Nhập Niết Bàn.
Về sau Tháp còn được sử dụng để trang trí cả kinh điển bên trong, và là tháp mộ chứa xá lợi của các cao tăng hoặc di thể, vật dụng của các cao tăng, các sư trụ trì, thậm chí các sa di sau khi họ viên tịch. Vì theo Phật giáo, tòa tháp tượng trưng cho nơi tọa lạc của Đức Phật. Vậy nên việc xây dựng mộ tháp chính là xây dựng nơi để thờ cúng Đức Phật và các đồ đệ của Ngài. Mộ tháp cũng là nơi dùng để an táng những đệ tử nhà Phật cũng như những người có duyên với cửa Phật. Như vậy, có thể nói mộ tháp là mộ phần dành riêng cho nhà Phật, và xuất hiện chủ yếu ở các ngôi chùa dùng để thờ xá-lị Chư Phật, Phật Tử trong chùa.
Tuy nhiên những năm gần đấy rất nhiều gia đình theo Phật, tâm hướng về Phật nên khi có người thân mất đi hoặc nghĩ đến bản thân lúc mất đi có mong muốn được xây dựng mộ tháp đá để tro cốt tại khuôn viên trong chùa hoặc tại nghĩa trang gia đình với ý nguyện được tiếp tục làm để tử và nghe truyền giáo của Phật để tiếp tục con đường tu hành và còn mang ý niệm như: phước lành, sự may mắn, trường thọ cho gia chủ, mang lại cho người thân đã khuất một ngôi nhà vững chắc, trường tồn theo thời gian. Bởi được làm từ đá tự nhiên nên có độ bền vĩnh cửu.
Những mẫu thiết kế mộ tháp đá phật giáo được ưa chuộng nhất hiện nay

Mộ tháp đá khác với các mẫu mộ đá thường ở hình dáng, mẫu mã và cả kích thước. Tháp mộ đá mang một kiểu kiến trúc hoàn toàn riêng biệt khác với mộ thông thường là được thiết kế theo dạng hình tháp, phần đế, chân lớn và thu nhỏ dần khi lên trên và được chia thành các tầng. Mộ tháp được thiết kế theo nhiều kiểu mẫu mã và kích thước lớn nhỏ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn theo kiểu hình tháp. Các họa tiết hoa văn được chạm khắc tinh tế và tỉ mỉ luôn thể hiện được các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống.
Dưới đây là một số mẫu tháp thờ cốt, tháp để hài cốt, tháp mộ sư, mộ tháp Phật giáo, mộ tháp đá được thiết kế và chế tác, sản xuất bởi nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Ninh Vân – Ninh Bình lắp đặt trên toàn quốc.
[​IMG]
Tháp thờ cốt tại Lâm Đồng

[​IMG]
Xây mộ tháp để tro cốt tại Hậu Giang

[​IMG]
Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa tháp mộ và lợi ích khi xây mộ tháp đá

[​IMG]
Tháp mộ đá tại Cần Thơ

[​IMG]
Tháp lục giác tại Đồng Nai

[​IMG]
Tháp để tro cốt tại thành phố hồ chí minh

[​IMG]
Tháp để hài cốt tại Bình Dương

[​IMG]
Mộ tháp thờ tro cốt tại Sài Gòn

[​IMG]
Những mẫu thiết kế mộ tháp đá phật giáo được ưa chuộng nhất hiện nay

[​IMG]
Tháp cốt tại Tiền Giang

[​IMG]
Tháp đá tại Hà Nội

[​IMG]
Mộ tháp đá tại Hải Phòng

[​IMG]
Mẫu tháp mộ tại Long An

Xem Thêm:



Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác