Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Ngày đăng: 8/12/2024 6:39:16 PM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 17
  • ~/Img/2024/8/nguyen-nhan-gay-ham-ta-o-tre-01.jpg
~/Img/2024/8/nguyen-nhan-gay-ham-ta-o-tre-01.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5488498] - Cập nhật: 7 phút trước

Nguyên Nhân Gây Hăm Tã ở Trẻ

Hăm tã, hay còn gọi là viêm da tã lót, gây ra tình trạng da của trẻ bị đỏ, ngứa và rát. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Sử Dụng Bỉm Liên Tục 24/4: Việc giữ bỉm cho bé suốt cả ngày có thể làm da bé cảm thấy khó chịu và bị bí, dẫn đến hiện tượng hăm và mẩn đỏ.
  • Để Bỉm Quá 8 Giờ: Một số bậc phụ huynh do bận rộn hoặc để tiết kiệm có thể không thay bỉm cho bé thường xuyên, ví dụ sau mỗi 3 – 4 giờ. Điều này có thể khiến da bé bị ẩm ướt và hầm bí, dẫn đến tình trạng hăm.
  • Bỉm Kém Chất Lượng: Bỉm không đạt tiêu chuẩn có thể chứa vi khuẩn và chất hóa học độc hại, gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé, làm da nổi mẩn đỏ và dễ bị hăm.
  • Kích Thước Bỉm Không Phù Hợp: Bỉm quá chật có thể cọ xát vào da bé, kết hợp với độ ẩm của da sẽ làm tăng nguy cơ bị hăm.
  • Kích Ứng Từ Các Chất Trong Bột Giặt Hoặc Nước Giặt: Một số chất tạo hương hoặc chất tẩy trong bột giặt và nước giặt có thể làm da bé bị kích ứng và dễ bị hăm.
  • Sử Dụng Phấn Rôm, Tinh Dầu Thơm Không Đúng Cách: Phấn rôm, nếu được sử dụng quá nhiều, có thể khiến da bé bị cọ xát và tổn thương, dẫn đến tình trạng hăm.
  • Da Bé Nhạy Cảm: Các bé có tiền sử mắc bệnh về da như chàm, viêm da, hoặc dị ứng có nguy cơ bị hăm cao hơn so với những trẻ khác.
  • Sử Dụng Kháng Sinh: Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé, làm giảm khả năng chống nấm men và tăng nguy cơ bị hăm tã.

XEM THÊM: Top 5 Kem Trị Hăm Tã Được Các Mẹ Tin Dùng

Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác