Nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng bạn cần biết

Ngày đăng: 12/31/2020 1:41:36 PM - Tổng hợp - TP HCM - 162
Chi tiết [Mã tin: 3170072] - Cập nhật: 47 phút trước

Bếp là khu vực quan trọng thứ hai trong thiết kế nhà hàng. Khu vực ăn uống dành cho thực khách được chủ kinh doanh thiết kế ấn tượng – sang trọng và tạo cảm giác thoải mái khi dùng bữa. Bếp nhà hàng được thiết kế theo quy trình thực hiện món ăn của người đầu bếp. Thiết kế tiện dụng, toạ thuận tiên cho quá trình chế biến món ăn là điều mà chủ nhà hàng quan tâm tiếp theo. Bài viết dưới đây chia sẻ: Nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Những nguyên tắc áp dụng cho bếp nhà hàng

Nếu thiết kế bếp nhà hàng khách sạn theo quy tắc một chiều được thực hiện đúng cách sẽ giúp tiết kiệm được nguồn chi phí đầu tư thiết bị cũng như nhân lực và không gian bếp.

Khu kho

Khu kho lạnh chính là nơi để bảo quản các loại thực phẩm, bao gồm. Kho lạnh có thể là tủ bảo quản rau củ hoặc hệ thống đông lạnh.

Khu sơ chế

Các thực phẩm được lấy từ kho bảo quản hoặc được mua mới từ ngoài cần phải trải qua khâu sơ chế trước khi đưa vào nấu ăn. Các thiết bị bếp dùng để sơ chế gồm: chậu rửa, giá, kệ đựng đồ, các thiết bị sơ chế xử lý và thái lát rau củ quả. Khi thiết kế bếp nhà hàng khu vực sơ chế cần thiết kế sao cho giá nan inox và chậu rửa liên kết với nhau. Sau khi rửa sạch, các thực phẩm sẽ được tiến hành thái, chặt, nhào, nghiền, ướp gia vị,… bằng các loại thiết bị như dao, thớt, máy cưa xương, máy trộn bột, máy thái thịt.

Khu nấu

Sau khi sơ chế thực phẩm sẽ được chuyển sang khu vực chờ nấu. Các dụng cụ nấu nướng bao gồm: bếp xào, bếp hấp, bếp hầm, bếp chiên, bếp nướng,…

Khu phục vụ đồ uống, bar

Trong khu vực này gồm có các thiết bị chủ yếu như:

–       Bàn lạnh: Dùng để giữ độ lạnh cho đồ uống và hoa quả

–       Bàn chậu rửa: Dùng để rửa các loại ly, cốc và dụng cụ pha chế đồ uống

–       Quầy inox: Dùng để chứa ly cốc, dụng cụ và các loại máy móc phục vụ pha chế

–       Thùng rác: Để chứa các loại rác thải, đảm bảo vệ sinh

Khu rửa

–       Các dụng cụ đựng đồ ăn cho khách sau khi đã dùng xong cần được đưa ra khu rửa riêng để vệ sinh

–       Bàn có lỗ xả rác, vòi phun tráng: giúp việc vệ sinh các dụng cụ đựng thức ăn sạch sẽ hơn trước khi đưa vào máy rửa chén

–       Máy rửa chén: Máy tự động phun hóa chất, nước nóng để rửa sạch bát đĩa, dụng cụ nấu nướng và sấy khô

–       Bàn và giá inox: Dùng để đựng bát đĩa, dụng cụ sau khi đã làm sạch

–       Xe đẩy 3 tầng: Để vận chuyển bát đĩa và dụng cụ

Hệ thống gas an toàn

Hệ thống gas an toàn không chỉ đảm bảo cho tài sản mà còn có tính mạng con người. Hệ thống gas phải đáp ứng các quy định trong phòng cháy chữa cháy, có còi báo động, tủ điện điều khiển.

Đặc điểm của thiết kế bếp công nghiệp 1 chiều cho nhà hàng

–       Các hoạt động trong nhà bếp được đảm bảo hoạt động xuyên suốt, không bị chồng chéo

–       Thực phẩm được bảo quản khoa học, phân chia rõ ràng khi lưu trữ thực phẩm

–       Các thực phẩm trong kho khi đem ra sẽ trải qua giai đoạn sơ chế rồi mới được chế biến. Thực phẩm trữ đông thì được đưa vào khu vực giã đông

–       Khu vực chế biến chiếm không gian lớn. Mỗi thực đơn sẽ có cách chế biến riêng

–       Thức ăn sau khi chế biến sẽ đưa ra khu vực tiếp theo, chờ mang cho khách. Bát đĩa sau khi phục vụ sẽ được chuyển đến khu vực rửa

–       Bếp nhà hàng đều được làm từ chất liệu inox cao cấp nên có độ an toàn, vệ sinh cao

Nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng và gợi ý bố trí bếp 1 chiều đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Dựa vào diện tích, quy trình chế biến món ăn logic mà căn bếp nhà hàng có nét đặc trưng khác biệt. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Nhà hàng đẹp, món ăn ngon, căn bếp lí tưởng và phong cách phục vụ chuyên nghiệp là yếu tố làm nên thành công của thương hiệu nhà hàng bạn.

>>>Xem thêm: thiết kế nội thất nhà hàng đẹp

Tin liên quan cùng chuyên mục Tổng hợp