Nhựa tái chế duy tân tạo ra nguồn nhựa tái chế lớn, giảm tải rác thải cho cộng đồng

Ngày đăng: 11/1/2022 7:35:29 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 61
Chi tiết [Mã tin: 4227637] - Cập nhật: 22 phút trước

Chúng ta có thể hiểu rằng, nhựa tái chế là sản phẩm của quá trình sản xuất nhựa từ nguồn nguyên liệu rác thải nhựa thu gom. Nhựa tái chế Duy Tân sau công đoạn thu gom về, các rác thải nhựa sẽ trải qua quá trình phân loại, rửa sạch, nung chảy và ép khuôn để tạo ra các sản phẩm nhựa mới. Quá trình này giúp giảm lượng lớn rác không phân huỷ do con người tạo ra, bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế, một số loại nhựa đòi hỏi quy trình tái chế phức tạp và tốn kém nhiều chi phí.

duy-tan-recycling-2

Nhựa tái chế Duy Tân mang lại những lợi ích gì?

Nhựa tái chế nói chung và nhựa tái chế Duy Tân nói riêng mang lại nhiều ích lợi cho con người. Giảm lượng dùng nguyên liệu nguyên chất cho sản xuất (dầu, khí,…) góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Giảm chi phí và năng lượng xuyên suốt quy trình sản xuất. Hạn chế lượng khí độc thải ra môi trường bên ngoài và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước. 

Nhựa tái chế được xem là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công trong việc giảm thiểu chất thải hiện đại. Đồng thời cũng là một trong ba thành phần thuộc mô hình phân loại rác thải hiện nay. Ba thành phần này chính là giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng. Các doanh nghiệp, nhà máy tái chế nhựa phải cam kết quy trình sản xuất đảm bảo 2 tiêu chuẩn ISO. Đối với sản phẩm nhựa tái chế phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn ISO 15270:2008. Và đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho việc quản lý môi trường và tái chế nhựa.

Nhựa tái chế Duy Tân – Phân biệt các loại nhựa tái chế

Nhựa số 1: PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)

Nhựa số 1 an toàn cho thực phẩm và rất dễ tái chế. Bạn sẽ thấy ký hiệu số 1 ở đáy các chai nước ngọt, nước suối, dầu ăn, chai nước súc miệng, hoặc thực phẩm đóng hộp (bơ, nước sốt). Nhiều gia đình thường giữ các chai này lại để trữ nước lọc, nhưng ít ai chú ý đến bề mặt gồ ghề rất dễ tích tụ vi khuẩn; đồng nghĩa với độ an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giảm dần sau mỗi lần tái sử dụng.

Nhựa số 2: HDPE (High Density Polyethylene)

Nhựa số 2 có màu c, bề mặt trơn tru nên khó tích tụ vi khuẩn, ít bị thấm nước và được đánh giá an toàn với thực phẩm. Bạn sẽ tìm thấy ký hiệu của nhựa số 2 trên các bình sữa cho trẻ em, bình nước trái cây, hộp ngũ cốc, hộp sữa chua, chai chứa chất tẩy rửa, chai dầu động cơ, chai dầu gội,…

Nhựa số 2 dễ tái chế thành các loại bút, bàn, ghế, hàng rào, và chai đựng chất tẩy rửa.

Nhựa số 3: V hoặc PVC (Vinyl)

Nhựa PVC có giá thành rẻ, độ dẻo cao, dễ nóng chảy và hiếm khi được dùng tái chế. Trong PVC có chứa một số chất độc như Phthalat, DEHA có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không dùng các sản phẩm làm từ PVC để đựng thực phẩm nóng, đun nấu và đốt.

Nhựa số 3 được sử dụng để làm màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng (ống nước, vỏ bọc dây điện), và một số loại chai, hộp. Nhiều hãng sản xuất trên thế giới đã tẩy chay PVC, nhưng trên thị trường vẫn xuất hiện đồ chơi trẻ em làm bằng loại nhựa này, do đó các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến chất liệu khi lựa chọn đồ chơi cho con mình.

Nhựa số 4: LDPE (Low Density Polyethylene)

Nhựa số 4 thường được dùng để sản xuất các loại túi nhựa, các loại chai có thể ép, quần áo, thảm, giấy gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm,… Tuy LDPE được cho là an toàn với sức khoẻ nhưng nó lại không được dùng để tái chế.

Nhựa số 5: PP (Polypropylene)

PP thân thiện với con người và môi trường vì an toàn với thực phẩm và rất dễ tái chế. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước si rô hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút, chai thuốc… đều được sản xuất từ nhựa số 5.

Nhựa PP chịu nhiệt lên đến 130°C và được cho là có thể sử dụng trong lò vi sóng; tránh được việc thôi nhiễm chất độc ra thức ăn. PP thường được tái chế thành chổi, thùng rác, tấm ván, các đèn tín hiệu, kệ tủ,…

Nhựa số 6: PS (Polystyrene)

Nhựa số 6 thường thấy ở các loại hộp, chén, dĩa dùng một lần. Khi sử dụng, bạn không nên đựng thực phẩm nóng, thực phẩm có chất kiềm và acid mạnh, vì PS sẽ bị phân giải gây hại cho cơ thể. Nhựa PS, cũng như các sản phẩm làm từ PS không được ủng hộ sử dụng vì rất khó tái chế và có hại cho môi trường.

Nhựa số 7: Các hợp chất khác

Sản phẩm có ký hiệu số 7 là tập hợp của các chất không thuộc 6 loại kể trên. Polycarbonat (PC) được dùng nhiều trong nhựa số 7 và có khả năng gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ. Mặc dù hiếm gặp các loại hộp đựng thực phẩm, đồ gia dụng làm từ nhựa số 7, nhưng mọi người cần lưu ý khi chọn mua. Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

PET Recycle


Nhựa tái chế Duy Tân giảm tải rác thải nhựa với nhà máy tái chế hiện đại

Duy Tân đã có kinh nghiệm hơn 30 năm trong ngành sản xuất nhựa. Nhựa tái chế Duy Tân có đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao và rất chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi về ngành công nghiệp tái chế nhựa.

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy tái chế, Duy Tân còn tích cực tham gia các hoạt động, sáng kiến liên quan đến phát triển bền vững, từ hợp tác với những doanh nghiệp hàng đầu để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn như Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), Chi hội nhựa tái sinh, cho tới việc chăm lo sinh kế, hỗ trợ lực lượng lao động phi chính thức trong hệ sinh thái thu gom, xử lý rác thải.

Với công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư có năng lực và tinh thần học hỏi cao, nhựa tái chế Duy Tân tự tin bước vào cuộc chơi đầy rủi ro nhưng cũng không ít cơ hội trong ngành công nghiệp tái chế.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở công ty: Khu D2 – Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An, Việt Nam

Hotline: 0272 377 9920

Website: duytanrecycling.com


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ