Những cách cải thiện cho trẻ ăn dặm đau bụng táo bón

Ngày đăng: 9/14/2022 4:04:08 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 42
Chi tiết [Mã tin: 4109476] - Cập nhật: 46 phút trước

Táo bón là vấn đề tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở trẻ. Tình trạng này khiến con gặp khó khăn trong việc đi ngoài, làm trẻ khó chịu và mệt mỏi, có thể dẫn đến quấy khóc nhiều hơn. Vậy chúng ta phải làm gì để phòng ngừa tình trạng trẻ ăn dặm đau bụng táo bón?

 

CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ ĂN DẶM ĐAU BỤNG TÁO BÓN BẰNG CÁCH GÌ?

Khi thấy trẻ ăn dặm bị đau bụng kèm theo táo bón, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng này như:

·        Massage bụng trẻ: Thực hiện massage bụng trẻ sau khi con ăn xong khoảng 30 phút với động tác massage theo chiều kim đồng hồ. Việc massage thường xuyên sẽ kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, thúc đẩy nhu động ruột và nhuận tràng hơn.

·        Tăng cường men vi sinh: Sử dụng men vi sinh cho trẻ táo bón là lựa chọn của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ tiêu hóa kém hay gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa trong thời gian ăn dặm. Với việc cung cấp hàm lượng lớn lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột của con sẽ sớm ổn định trở lại cũng như chấm dứt sớm tình trạng đau bụng, táo bón con đang mắc phải.

·        Tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày: Mặc dù thói quen đi vệ sinh là nhu cầu cơ bản và cần thiết nhưng đây là hành động có thể luyện tập được để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Bố mẹ có thể luyện cho con đi nặng vào buổi sáng sau khi trẻ vừa ngủ dậy.

·        Pha sữa đúng tỷ lệ: Với những trẻ dùng sữa công thức thì bố mẹ cần pha sữa đúng tỷ lệ theo hướng dẫn cho con uống, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cũng như phòng ngừa táo bón xảy ra.

TRIỆU CHỨNG CỦA TRẺ ĂN DẶM BỊ TÁO BÓN

Trẻ ăn dặm đau bụng táo bón có thể bởi nhiều nguyên nhân tác động, hay gặp nhất chính là biểu hiện chưa thích nghi được với các món ăn mới ngoài sữa mẹ của hệ tiêu hóa cũng như thức ăn thiếu hụt lượng chất xơ cần thiết. Khi trẻ ăn dặm bị táo bón, bố mẹ có thể thấy một số dấu hiệu của con như:

·        Quan sát thấy phân trẻ cứng và rời rạc, đôi khi kích thước lớn.

·        Trẻ đi đại tiện khó khăn, phải rặn hết sức mới đi được khiến cho con bị đau, nếu dùng sức quá nhiều con có thể bị nứt kẽ hậu môn và chảy .

·        Trẻ đau bụng và khó chịu, nhăn nhó, mệt mỏi, kéo dài làm cho con chán ăn, biếng ăn.

·        Thời gian đi đại tiện của trẻ lâu hơn nhiều, cảm giác khó chịu và đau rát làm con quấy khóc nhiều hơn.

·        Tần suất đi ngoài của trẻ ít hơn bình thường với việc đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Ở mỗi trẻ, số lần đại tiện sẽ không giống nhau, bố mẹ chỉ cần theo dõi sự thay đổi của con cũng sẽ phát hiện ra dấu hiệu táo bón khi trẻ ăn dặm.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé