Những điều cần biết về quyền sở hữu trí tuệ

Ngày đăng: 7/9/2021 9:30:09 AM - Dịch vụ - Hà Nội - 124
Chi tiết [Mã tin: 3338490] - Cập nhật: 47 phút trước

Sở hữu trí tuệ là kết quả của quá trình sáng tạo của con người. Những tài sản này có giá trị to lớn không chỉ về vật chất lẫn tinh thần trong việc góp phần phát triển nền văn minh nhân loại. Quyền sở hữu trí tuệ hiện nay được quy định rất rõ ràng trong điều luật, tuy nhiên, việc xử lý các trường hợp liên quan còn có nhiều bất cập. Để hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ, những điều cần biết về sở hữu trí tuệ, hãy tham khảo bài viết này nhé! 


SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của con người giúp bảo vệ những sản phẩm, tác phẩm hay “chất xám” mà mình sáng tạo ra. Những sản phẩm được chứng nhận có quyền sở hữu trí tuệ có thể được chủ thể khai thác các khía cạnh về thương mại cũng như khía cạnh khác. Ngược lại, đối với những cá nhân, những đối tượng có ý định xâm phạm đến quyền sẽ bị xử phạt đúng theo quy định của pháp luật. 

Trên thực tế, một sản phẩm có thể đăng ký đồng thời nhiều quyền trong sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn đối với một chiếc điện thoại có thể được đăng ký bảo hộ dưới dạng:

- Kiểu dáng công nghiệp 

- Nhãn hiệu

- Độc quyền sáng 

Chính vì thế khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cần đặc biệt lưu ý để bảo hộ các quyền thuộc về sản phẩm đó, tránh đối thủ có cơ hội xâm phạm đến bản quyền của sản phẩm.



TẠI SAO CẦN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ?

Một sản phẩm mới ra thị trường, độc đáo và thu hút sẽ gây được sự chú ý đến với nhiều đối thủ. Họ có thể nhân cơ hội sản xuất những sản phẩm tương tự để cạnh tranh với doanh nghiệp. Đối với những đối thủ có khả năng tài chính mạnh, công nghệ cao sẽ nhanh chóng đẩy tác giả, người sáng tạo ra khỏi thị trường. Chính vì thế, luật về quyền sở hữu trí tuệ ra đời và rất quan trọng trong việc giảm áp lực với các tác giả, các nhà sáng tạo về bản quyền sản phẩm.

Tài sản trí tuệ sẽ chia thành 2 loại: tài sản hữu hình và vô hình. Tài sản hữu hình bao gồm nhà xưởng, máy móc, cơ sở hạ tầng,... Tài sản vô hình gồm có ý tưởng, chiến lược, thương hiệu,... Trước đây, tài sản hữu hình được đánh giá hàng đầu, được coi là quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, yếu tố vô hình được chú trọng, đặc biệt là các thương hiệu có giá rất cao trên thị trường.

Chính vì thế, phần lớn các công ty, doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng việc tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu. Như vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng, có thể mang tới những giá trị to lớn cho chủ sở hữu trong thời gian nhất định.


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BẢN QUYỀN VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bản quyền hay còn gọi là quyền của “tác giả” - là quyền đối với những tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học,... không chỉ đem lại giá trị kinh tế như quyền sở hữu công nghiệp, mà ngoài ra còn đảm bảo quyền nhân thân của tác giả - là uy tín, danh dự của tác giả đối với tác phẩm sáng tạo của mình.


MỘT TÁC PHẨM NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC COI LÀ SÁNG CHẾ?

Một tác phẩm nếu đảm bảo những yếu tố dưới đây sẽ được công nhận là tác phẩm sáng chế

- Nội dung mới

- Sáng tạo đối với những tác phẩm trước đó

- Khả thi và có thể áp dụng đại trà


 

THỜI GIAN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Thời gian bảo hộ tối thiểu được quy định trong hiệp định TRIPS:

- Bản quyền sáng chế: 20 năm

- Bản quyền điện ảnh: 50 năm

- Bản quyền thương hiệu: 7 năm

- Kiểu dáng công nghệ: 10 năm

- Bản quyền tranh: 25 năm

- Bản quyền đối với những sản phẩm khác (không phải tranh, điện ảnh): 50 năm

Theo Hiệp định TRIPS, các nước có thể thay đổi thời gian bảo hộ so với thời hạn đã đề ra trong hiệp định, có thể bằng hoặc dài hơn.


VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trên thực tế có nhiều trường hợp vi phạm bản quyền với nhiều đối tượng khác nhau, dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

- Nhà xuất bản tự ý tái bản lại sách khi chưa có sự đồng ý của tác giả

- Bộ phim bị nhân bản, quay trộm, sao chép với mục đích cá nhân

- Sao chép bài báo

- Tự ý sao chép tác phẩm âm nhạc khi chưa có sự thoả thuận với nhạc sĩ, ca sĩ

- Chương trình, tài liệu bị bẻ khoá, đánh cắp thông tin,....

 

BẢN CHẤT CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Quyền sở hữu trí tuệ nhằm bù đắp những công lao sáng tạo, bù đắp những giá trị về vật chất lẫn tinh thần do con người tạo ra. Theo hiệp định TRIPS đã đề cập, sau khi hết thời gian bảo hộ của các sản phẩm sở hữu trí tuệ, mọi người có thể tự do khai thác, sử dụng mà không cần xin phép tác giả, hay lo lắng về vấn đề bản quyền.

 

Trên đây là những chia sẻ về quyền sở hữu trí tuệ, những điều cần biết về quyền sở hữu trí tuệ. Mong rằng bài viết này sẽ có giá trị đối với bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

==============================================================

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Địa chỉ: P2101, Tháp C, tòa nhà Big C Hồ Gươm, 102 Trần Phú, Hà Đông, HN

T: 0246666490

Email: thb.co@thb-consulting.com

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ