Những điều cần làm để phòng ngừa đầy bụng đau quặn ở trẻ

Ngày đăng: 11/29/2022 3:05:18 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 85
Chi tiết [Mã tin: 4300892] - Cập nhật: 52 phút trước

Với một hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp các vấn đề tiêu hóa. Trẻ sơ sinh bị chướng bụng thường sẽ biểu hiện ra ngoài bằng sự nhăn nhó, khó chịu và có thể sẽ thường xuyên quấy khóc hơn. Vậy phải làm sao để nhanh chóng cải thiện tình trạng trẻ bị đầy bụng đau quặn?


PHẢI LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐẦY BỤNG ĐAU QUẶN Ở TRẺ?

Để phòng ngừa tình trạng trẻ đầy bụng đau quặn, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

·        Cho trẻ ăn đủ bữa với lượng phù hợp, không ép con ăn quá nhiều một bữa.

·        Để trẻ tập thể dục, vận động nhiều hơn mỗi ngày để tăng cường nhu động ruột.

·        Tẩy giun định kỳ cho trẻ với loại thuốc phù hợp.

·        Thiết lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cho con ăn đủ chất, uống đủ nước mỗi ngày.

·        Sắp xếp thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc, sâu giấc.

·        Với trẻ có biểu hiện biếng ăn, trẻ tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như tiêu chảy, chướng bụng, táo bón,... ba mẹ nên kết hợp bổ sung sớm men vi sinh cho trẻ. Men vi sinh là chế phẩm giúp bổ sung hàm lượng dồi dào vi khuẩn có lợi cho con giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường ruột. Bằng cách nạp thêm một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh về trạng thái cân bằng, giúp đường ruột khỏe mạnh để cải thiện những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa của trẻ.

·        Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu chín thức ăn trước khi cho trẻ ăn, không cho con ăn đồ ôi thiu, hết hạn.

TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG ĐAU QUẶN NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Tình trạng trẻ đầy bụng đau quặn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một số nguyên nhân chính bao gồm:

·        Nhiễm khuẩn đường ruột: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do các vi khuẩn xâm nhập vào ruột thông qua con đường ăn uống, qua đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn, trẻ sẽ có cảm giác đau quặn, chướng bụng, đầy hơi, co thắt. Nhiễm khuẩn ruột thông thường còn kèm theo biểu hiện sốt, chán ăn, ăn không ngon miệng..

·        Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi con ăn phải đồ ăn lạ hay tác dụng phụ của các loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh liều cao dùng dài ngày. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa gồm đau bụng dưới, có trường hợp đau bụng trên, đau âm ỉ, đau quặn bụng, tiêu chảy..

·        Táo bón lâu ngày ở trẻ: Có tới 48% trẻ đầy bụng đau quặn là do táo bón. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là do hệ tiêu hóa của con còn non yếu, chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước, trẻ nhịn đi vệ sinh, yếu tố tâm lý do môi trường thay đổi hoặc các bất thường ở đường ruột. Khi trẻ nhỏ bị táo bón, các chất cặn bã tích tụ trong ruột lâu ngày sinh ra các vi khuẩn kỵ khí, khiến trẻ chướng bụng, đầy bụng và đau quặn bụng.

·        Hội chứng ruột kích thích: Nhiều trẻ mắc hội chứng ruột kích thích cũng có biểu hiện đau quặn bụng bất chợt gây khó chịu và mệt mỏi.


Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé