Những vật dụng cần thiết khi vệ sinh cho bé không thể bỏ qua

Ngày đăng: 7/23/2020 7:24:34 PM - Mẹ và bé - TP HCM - 315
Chi tiết [Mã tin: 3027517] - Cập nhật: 36 phút trước

Nếu mẹ muốn cơ thể bé khỏe mạnh thì việc đầu tiên cần phải làm đó là giữ vệ sinh cho bé luôn sạch sẽ. Một cơ thể sạch thơm sẽ giúp bé tránh xa được các vi khuẩn có hại và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, vệ sinh cho bé như thế nào mới là đúng cách.

Danh sách các đồ sơ sinh cho bé trai mẹ không được bỏ sót trước ...

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Trong vô số những lo lắng về các cách chăm trẻ sơ sinh của các mẹ, đặc biệt là các mẹ lần đầu sinh con thì cách thay tã cho trẻ sơ sinh cũng là thắc mắc rất cần được giải đáp. Nghe thì dễ, nhưng thực ra cách mặc tã để làm sao cho bé thoải mái lại không đơn giản, có rất nhiều điều bố mẹ cần chú ý. Trước khi thay tã lót phải chuẩn bị thật đầy đủ để thay cho nhanh, nhất là về mùa đông. Trước khi thay tã cho bé phải hơ tã cho ấm, tay của người thay cũng phải hơ cho ấm rồi mới thay cho trẻ.

Học cách thay tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần nhớ khi thay tã phải thật nhẹ nhàng, nếu động tác quá mạnh có thể làm đau bé. Dùng tay nắm nhẹ hai chân của trẻ, chủ yếu nắm chặt cổ chân, rồi nhẹ nhàng nâng đùi, nhấc mông rời khỏi tã, dùng tay phải trải tã khô ra và quấn lại. Chú ý tã phải đặt ở giữa mông.

Tắm và vệ sinh vùng rốn

Việc chăm sóc vùng rốn ngay sau khi tắm ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng, đặc biệt là khi cuống rốn chưa rụng hẳn. Mẹ cần khử trùng rốn của bé cẩn thận trước khi vệ sinh vùng da này.

Hãy sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm tự nhiên không có mùi để tắm cho bé. Những loại chất tẩy này không chứa nhiều thành phần độc hại đối với làn da trẻ con. Tắm cho con bằng nước ấm để con không dễ bị nhiễm lạnh và sợ nước.

Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, hãy thực hiện theo chỉ dẫn sau:

Bước 1: Lau khô bé sau khi tắm, giữ vùng rốn khô ráo

Bước 2: Rửa tay mẹ thật sạch. Kiểm tra vùng rốn xem có dấu hiệu bất thường không. Nếu không, chuyển sang bước 3. Nếu có, chuyển sang bước 5.

Bước 3: Rửa tay mẹ lại và sát trùng bằng cồn 70 độ. Dùng que gòn sát trùng rốn từ trong ra ngoài, mỗi que gòn chỉ sử dụng duy nhất một lượt sát trùng.

Bước 4: Sử dụng que gòn sạch để làm khô rốn và giữ rốn khô thoáng. Chỉ khi rốn bé chưa rụng mới cần mặc tã dưới rốn. Cần tránh để rốn tiếp xúc với các phân và nước tiểu vì rốn sẽ dễ nhiễm trùng.

Bước 5: Nếu kiểm tra thấy rốn có dấu hiệu rỉ mũ, chảy máu hoặc sưng đỏ, mẹ không nên vệ sinh tại nhà cho bé mà hãy lập tức đưa bé đến ngay bệnh viện để kịp thời chữa trị.

Vệ sinh tai, mũi

Dùng khăn ấm mềm để lau tai cho bé. Mẹ chỉ vệ sinh tai cho bé tối đa 2 lần mỗi tuần, có thể dùng dầu em bé nhỏ vào tai con để làm mềm ráy tai cũng như ngăn hình thành ráy tai.

Mẹ nên làm sạch gỉ mũi cho bé để mũi bé luôn thông thoáng, dễ hô hấp. Có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt mũi để làm mềm chất nhầy trong mũi, điều này giúp mẹ hút chất nhầy trong mũi bé ra dễ dàng hơn mà không làm đau bé.

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới lọt lòng 

  • Nôi (hay cũi) cho bé là một trong những đồ dùng cần thiết cho trẻ mới chào đời và cũng là thứ đầu tiên bạn cần sắm. Khi mua nôi, hãy chú ý mua một tấm nệm tốt, thật khít với nôi để tránh việc bé bị kẹt giữa các khe hở. Bạn nên xem xét điều kiện nhà ở, diện tích phòng khi lựa chọn kích cỡ nôi nhé. Nếu bạn đã có con và muốn sử dụng lại nôi của bé trước, hãy kiểm tra kỹ độ an toàn của nôi trước khi cho bé xài.
  • Trong 6 đến 12 tháng đầu đời, bạn nên cho bé ngủ cùng phòng với bố mẹ để có thể tiện theo dõi bé hơn. Trong thời gian này, hãy kê nôi của bé sát giường ngủ của bố mẹ, cũng như để các vật dụng cần thiết của bé như quần áo hay tã, bỉm cho bé ở nơi tiện tay để ngay cả khi nửa đêm cần, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy.
  • Một vài vật dụng cần thiết khác cho bé là khăn voan, loại chuyên dùng cho trẻ nhỏ, chăn mỏng nhẹ cho bé, khăn lông, khăn to để quấn bé. Bạn nên mua đồ làm bằng chất liệu tự nhiên hay những chất liệu an toàn cho da bé.
  • Nếu gia đình bạn có điều kiện, bạn có thể sắp xếp một phòng riêng cho bé. Hoặc khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể để bé dùng chung phòng với anh chị (nếu có). Hãy sắp xếp hệ thống tủ quần áo và các tủ khác sao cho có thể dễ dàng sử dụng cũng như chứa được nhiều vật dụng của bé.
  • Xe đẩy cho bé cũng là một đồ dùng thiết yếu của bé. Bạn nên nghiên cứu kỹ các chức năng cũng như mẫu mã trước khi quyết định. Thông thường, các ông bố bà, mẹ hay chọn loại xe đẩy có thể dùng như ghế cao cho trẻ. Khi mua, hãy nhớ rằng con bạn có thể sẽ sử dụng chiếc xe này cho đến khi con chập chững biết đi. Vì vậy, hãy kiểm tra độ an toàn cũng như tính tiện dụng của xe như chiều cao, độ bền, khả năng gấp gọn, thắng xe... 
  • Nếu gia đình bạn có xe hơi, bạn cần sắm cho bé một chiếc ghế ngồi riêng. Điều này đảm bảo tối đa an toàn cho bé khi di chuyển bằng xe hơi. Vấn đề an toàn của ghế cần được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên mua mới chứ không nên thuê, mượn hay mua lại ghế cũ, trừ khi bạn có thể chắc chắn rằng nó an toàn cho con của mình.
  • Đồ địu trẻ em có thể giúp bạn rất nhiều vì bạn có thể rảnh tay để làm những chuyện khác. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã khác nhau với nhiều loại kiểu dáng, màu sắc hay nguồn gốc. Bạn nên chú ý đến những yếu tố sau đây: mẫu mã bạn chọn có dây buộc an toàn cho bé không, chất liệu có dễ giặt không, bạn có thể tự sử dụng hay phải nhờ người khác giúp đỡ. Có rất nhiều đồ điệu trẻ thích hợp cho cả các ông bố nữa đấy!
  • Ngay cả khi nhà bạn có bồn tắm, bạn cũng nên mua cho bé thau tắm riêng.
  • Các bà mẹ sẽ thấy từ ngày có con, những chiếc túi xách thời trang của mình trở nên chật chội và không thực tế. Hãy sắm cho mình một chiếc túi to hơn, loại chuyên dụng để có thể chứa tã, khăn ướt hay các vật dụng cần thiết cho bé, nhưng trông vẫn “sành điệu” nhé!
  • Bàn thay tã cho bé. Nhiều bà mẹ có thể thay tã cho bé ngay ở trên giường. Nếu bạn quyết định mua, hãy chọn một chiếc bàn có chiều cao phù hợp với bạn, cũng như chọn một tấm trải phù hợp với bàn thay tã của bé.
  • Bạn cũng nên sắm cho bé một chiếc ghế ăn. Đôi khi, việc cho bé ăn có thể khá tốn thời gian vì các bé không ngồi yên một chỗ mà sẽ loay hoay nhìn ngó xung quanh. Đặt bé vào chiếc ghế ăn sẽ giúp cho việc đút bé ăn trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể lựa chọn ghế có cả bàn ăn đi kèm để khi bé lớn hơn một chút có thể cùng ngồi ăn với gia đình. Bạn nhớ tìm mua loại ghế có miếng đệm lót để đỡ phần lưng và mông của bé!

Xem thêm: https://www.sosanhgia.com/t1080-ve-sinh-cho-be.html

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé