Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm của toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tình trạng này đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khoẻ con người. Cùng tìm hiểu Ô nhiễm không khí là gì? Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí
Khái niệm ô nhiễm không khí
Là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí. Làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây hại cho con người và cả hệ sinh thái. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do sự biến chất của một chất nào đó trong không khí. Có thế là các hạt chất rắn, lỏng, khí tự nhiên hoặc nhân tạo. Chất gây ô nhiễm thường hình thành từ các hoạt động của con người hoặc núi lửa phun trào (chất ô nhiễm sơ cấp). Chất gây ô nhiễm thứ cấp được hình thành khi chất ô nhiễm sơ cấp bị phản ứng hoá học với không khí. Ozon tầng mặt là một ví dụ về sự nguy hại của chất ô nhiễm thứ cấp.
Các hoạt động gây ô nhiễm không khí.
Các hoạt động của con người như: Khí thải, chất thải ở các nhà máy, xí nghiệp. Khí thải của các phương tiện giao thông. Tro bụi của các vụ cháy rừng. Hơi khói từ sơn, các phản ứng hoá học. Khí mê tan từ các bãi chôn lấp chất thải. Vũ khí hạt nhân, quân sự cũng là nguyên nhân góp phần gây ra ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó sinh hoạt hằng ngày như đun nấu sử dụng nhiên liệu thải nhiều khí CO tuy nhỏ nhưng cũng là nguồn làm bẩn không khí của chúng ta.
Một vài nguyên nhân tự nhiên như bụi tự nhiên, chất thải động vật hoang dã. Quá trình phân ra radium tạo ra khí radon gây hại. Sự phân huỷ của thực vật, động vật và hoạt động của núi lửa tạo ra tro bụi, clo và lưu huỳnh.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với cuộc sống hiện nay
Đây là nguyên nhân gây hàng loạt các bệnh nguy hiểm như: đột quỵ, suy nhược thần kinh, bệnh về tim mạch, các bệnh về đường hô hấp, ung thư. Tuỳ thuộc vào mức độ ô nhiễm và sự chủ động bảo vệ sức khoẻ trước tình trạng ô nhiễm không khí mà bệnh nặng hay nhẹ khác nhau. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất với sự biến đổi của không khí. Ở các nước đang phát triển nhiều trẻ em bị bệnh về hô hấp, thậm chí là tử vong.
Biện pháp khắc phục chủ động
- Giám sát chặc chẽ quy trình xử lí chất thải của các công ty xí nghiệp. Cải tiến công nghệ lạc hậu để giảm lượng khí thải.
- Quan tâm hơn đến việc quy hoạch khu dân cư, công nghiệp.
- Hạn chế xây dựng khu công nghiệp trong thành phố, tránh quy tụ khí bận vào cùng 1 khu vực. Ô nhiễm không khí thường xuất hiện ở các thành phố lớn.
- Tăng cường mảng xanh, bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi xanh của trái đất.
- Khuyến khích thay đổi thói quen sử dụng nhiên liệu đốt cháy của người dân. Hạn chế sử dụng than đá, dầu mazut.
- Tuyên truyền bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải ra môi trường.