Ống kính lens dùng để thay thế máy ảnh nào?

Ngày đăng: 6/25/2020 5:40:49 PM - Máy ảnh, máy quay - TP HCM - 354
Chi tiết [Mã tin: 3004095] - Cập nhật: 39 phút trước

Bạn có thể phân loại ống kính lens dựa vào 5 tiêu chí như: Tiêu cự, theo đặc tính zoom của ống kính, căn cứ vào khẩu độ, theo cách lấy nét, chưa kể loại đặc biệt. Ống kính được coi như "con mắt" của máy ảnh DSLR, là yếu tố quyết định cho bức ảnh đẹp về mặt vật lý... Với người dùng DSLR nói chung, ống kính thường được quan tâm nhiều hơn là thân máy, đồng thời, việc chi tiêu cho nó chiếm tỷ lệ lớn khi đầu tư thiết bị chụp ảnh.

Các loại ống kính máy ảnh thông dụng

Ống kính zoom (Lens zoom)

Ống kính zoom là loại ống kính có thể phóng to để hình ảnh trở nên lớn hơn. Ống kính zoom được cấu tạo từ nhiều bộ thấu kính ghép lại với nhau và có khả năng thay đổi tiêu cự, ngược lại với loại ống kính fixed (hay prime) là loại ống kính có tiêu cự cố định.

Đối với ống kính zoom có thể thay đổi tiêu cự bằng các nút chức năng hoặc ở một số máy ảnh bạn xoay chuyển vòng cao su trên thân ống kính để thay đổi tiêu cự. Với lens zoom, người chụp có thể zoom ở nhiều dải tiêu cự từ đến 300mm. Một chiếc lens zoom phổ biến như Canon EF 24-70mm f 2.8 L có thể đáp ứng được các nhu cầu thông thường như chụp ảnh phong cảnh, chân dung, thể thao hay tĩnh vật.

Ngoài việc ứng dụng trong chụp ảnh, ống kính zoom còn được dùng như một kính viễn vọng có thể thay đổi độ phóng đại, hay dùng để phát tia laser có thể thay đổi khoảng cách xa gần trên một diện tích.

Ống kính góc rộng (wide-angle lens)

Thông thường tiêu cự của ống kính tiêu chuẩn là 50mm, đây là tiêu cự cho góc ảnh giống nhất với khả năng thu nhận không gian hình ảnh của mắt con người. Ống kính được gọi là ống kính góc rộng khi có chiều dài tiêu cự nhỏ hơn so với tiêu cự chuẩn 50mm. 

Lens này có khả năng lấy góc rộng có khả năng mở rộng góc nhìn cho hình ảnh bao quát cả không gian lớn trong một bức tranh. Loại ống kính này rất phù hợp để chụp phong cảnh, ảnh nội thất,... bạn không cần phải di chuyển nhưng vẫn có một cái nhìn toàn cảnh trong tấm hình.

Ngoài ra ống kính này còn dùng để nhấn mạnh sự khác biệt về khoảng cách giữa chủ thể với hậu cảnh, vì đối tượng chụp càng gần máy sẽ có kích thước càng lớn ngược lại. 

Các lens góc rộng được chia làm 3 loại chính: Góc rộng, góc siêu rộng và góc cực siêu rộng. Ống kính góc rộng cũng có dạng tiêu cự cố định và loại zoom có thể thay đổi chiều dài tiêu cự.

Ống kính Prime (Lens Prime hay Lens Fixed) 

Ống kính prime là loại ống kính có tiêu cự cố định không thay đổi được. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn chụp xa hoặc gần chủ thể bạn bắt buộc phải di chuyển. Vì vậy loại ống kính này ít được sử dụng so với ống kính zoom và thường dùng để chụp tĩnh vật hoặc chân dung

Ống kính prime có đặc điểm giá rẻ hơn ống kính zoom, chất lượng quang học tốt, gọn nhẹ hơn,... và dải tiêu cự thường thấy ở lens prime cố định ở các mức như 20mm, 24mm, 28mm, 35mm, 50mm, 85mm, 105mm, 200mm, 300mm, 400mm, 600mm,…

Các tiêu chí cần lưu ý khi mua ống kính máy ảnh

Trước khi mua ống kính bạn cần lưu ý về một số tiêu chí như khẩu độ, tiêu cự, khả năng chống rung và giá thành để chọn được một chiếc ống kính phù hợp nhu cầu.

Khẩu độ

Khẩu độ là độ mở của ống kính, mà qua đó giúp ánh sáng đi vào trong thân máy. Khẩu độ của ống kính được kí hiệu bằng chữ "f". Chỉ số "f" càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn, ánh sáng đi qua ống kính càng nhiều.

Nên mua ống kính máy ảnh của hãng nào? Giá của các loại ống kính máy ảnh?

Tùy vào mục đích chụp ảnh mà bạn chọn loại ống kính phù hợp:

  • Loại ống kính có tiêu cự 50mm khẩu độ f/1.8 là một gợi ý phù hợp với những bức ảnh thiếu sáng, chân dung hoặc chụp thú cưng.
  • Những bức ảnh phong cảnh hay chụp sống ảo khi du lịch bạn cần loại ống kính góc rộng.
  • Nếu cần chụp cảnh vật ở xa như ảnh vận động viên hay động vật hoang dã bạn nên chọn ống kính tele. 

Có rất nhiều hãng sản xuất ống kính như Canon, Panasonic, Nikon, Leica,... với nhiều mức giá cho các loại ống kính khác nhau để bạn tham khảo. Máy ảnh của các hãng sản xuất thường có ống kính độc quyền đi kèm, bạn lưu ý để lựa chọn ống kính phù hợp với máy ảnh nhé.

Xem thêm: Sosanhgia.com

Tin liên quan cùng chuyên mục Máy ảnh, máy quay