Phải làm sao để cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ hiệu quả nhất?

Ngày đăng: 9/27/2021 3:06:47 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 378
Chi tiết [Mã tin: 3451760] - Cập nhật: 23 phút trước

Tình trạng táo bón thường hay xảy ra ở trẻ do con còn chưa phát triển hoàn toàn, hệ tiêu hóa còn non nớt và dễ tổn thương. Để giúp cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ, cha mẹ cần trạng bị cho mình những kiến thức nào?


Dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón

Để có thể trị táo bón cho trẻ kịp thời mẹ cần nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu cho thấy bé bị táo bón. Những dấu hiệu táo bón điển hình dưới đây mẹ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường:

·        Trẻ bị chướng bụng, khó tiêu

·        Trẻ biếng ăn, chậm lớn

·        Đi ngoài phân có

·        Trẻ bị trĩ, dò hậu môn

·        Trẻ bị đau bụng

·        Tần suất đi ngoài giảm, trên 2 ngày 1 lần hoặc có thể nhiều hơn.

·        Phân khô, rắn

·        Trẻ thấy căng thẳng, khó chịu khi đi ngoài

·        Trẻ phải dùng sức dặn khi đi ngoài


Cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ như thế nào hiệu quả nhất

Để cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ tốt nhất, an toàn nhất mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:

Bổ sung đủ chất xơ cho trẻ

Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan rất cần thiết đối với trẻ bị táo bón. Với trẻ bú mẹ, chất xơ có thể được cung cấp hoàn toàn qua sữa mẹ nên chỉ cần mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ là được. Với trẻ bú sữa công thức, nên chú ý loại sữa cùng tỉ lệ sữa: nước khi pha. Riêng đối với trẻ đã ăn dặm, cần cân đối hàm lượng chất xơ trong thực đơn hàng ngày của bé, không nên quá chú trọng thịt, cá tôm mà quên đi thành phần các loại rau quả đặc biệt quan trọng với tiêu hóa của bé.

Cho trẻ vận động

Cho trẻ vận động là cách giúp kích thích nhu động ruột hiệu quả, cải thiện táo bón lành mạnh. Mẹ nên khuyến khích trẻ vui đùa, vận động thân thể để giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Với bé sơ sinh, mẹ nên chủ động cho bé hoạt động chân tay với các bài tập: đạp xe, lăn tròn, máy bay, ...

Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước giúp làm mềm phân, nhuận tràng, tăng cường nhu động ruột, cải thiện táo bón hiệu quả. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ không cần cho bé uống nước riêng. Chỉ cần cho bé bú đủ cữ, hoặc pha sữa công thức đúng tỉ lệ. Với những trẻ lớn hơn, mẹ nên cho bé uống đủ lượng nước phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi của bé. Mẹ không nên cho trẻ bị táo bón uống nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga,... đây là những đồ uống khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.

Massage bụng cho trẻ

Massage bụng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thư giãn hơn, giảm bớt các cơn đau bụng và cảm giác sợ đi ngoài. Đồng thời massage còn giúp trẻ tăng cường nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón.

Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn

Táo bón khiến trẻ có tâm lý sợ đi ngoài → trẻ bị táo bón nặng hơn → trẻ sợ đi ngoài, tạo thành một cái vòng lẩn quẩn. Mẹ cần tập cho trẻ thói quen đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng. Việc hình thành thói quen đại tiện đều đặn mỗi ngày giúp bé cải thiện và ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bé chưa thực hiện được ngay mẹ cũng không nên ép bé quá, càng khiến trẻ cảm thấy áp lực, sợ hãi việc đi ngoài.

Tránh cho trẻ ăn các món khó tiêu

Các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, món quá cay, quá nóng,... đều có thể khiến táo bón nghiêm trọng hơn, mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng. Một số trẻ mắc chứng bất dung nạp lactose, dị ứng đạm sữa bò cũng cần tránh uống sữa bò, giảm nguy cơ bị táo bón.

Cho trẻ bổ sung men lợi khuẩn

 

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị táo bón là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tỉ lệ hại khuẩn tăng cao làm giảm hoạt động của lợi khuẩn. Vì thế khả năng phân hủy, chuyển hóa thức ăn, hấp thụ vi chất dinh dưỡng cũng bị suy giảm, chất cặn bã bị tồn đọng lâu ngày khiến trẻ bị táo bón. Bổ sung men lợi khuẩn giúp tăng cường probiotic số lượng lớn, nhanh chóng giúp hệ vi sinh đạt tỉ lệ cân bằng, nâng cao khả năng tiêu hóa, cải thiện táo bón cho trẻ.

Việc tăng cường probiotic, cân bằng hệ vi sinh sẽ là biện pháp lành tính và hiệu quả không chỉ với tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ mà còn có hiệu quả với nhiều vấn đề tiêu hóa khác: táo bón, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ, ... và cả tình trạng đề kháng, miễn dịch kém.

Cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế

Khi đã áp dụng toàn bộ những phương pháp trên mà tình trạng táo bón của bé không được cải thiện thì mẹ cần đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Khi có đơn thuốc mẹ cũng cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng để tránh những tác dụng không mong muốn.


Trên đây là những cách tốt nhất để cải thiện táo bón lâu ngày ở trẻ. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết mẹ đã có thể thực hiện việc điều trị táo bón tại nhà cho trẻ dễ dàng hơn.

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé