Phải làm sao để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh?

Ngày đăng: 9/22/2021 2:26:12 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 66
Chi tiết [Mã tin: 3443069] - Cập nhật: 42 phút trước

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp rối loạn tiêu hóa, nếu cha mẹ không kịp thời xử lý tình trạng này, lâu dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hơn. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu các biện pháp điều trị cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.


Khái quát về rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng trẻ bị đau bụng và có sự thay đổi bất thường trong quá trình tiêu hóa thức ăn do cơ vòng trong bị co thắt. Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ vì lứa tuổi này trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng ổn định, trong khi đó rối loạn tiêu hóa lại khiến lượng dinh dưỡng trẻ nhận được bị suy giảm đáng kể.

Hậu quả phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là tình trạng suy dinh dưỡng, suy giảm khả năng miễn dịch. Rối loạn tiêu hóa rất dễ bị tái phát do các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài vì hệ miễn dịch của trẻ giai đoạn này chưa phát triển hoàn thiện. Một số bé không được điều trị kịp thời còn có thể chịu những hậu quả nghiêm trọng của thiếu hụt dinh dưỡng là kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

Thông thường, biện pháp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh được sử dụng phổ biến nhất là ngay khi xuất hiện những dấu hiệu sớm mẹ cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn. Để duy trì trạng thái cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột mẹ nên bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ liên tục trong 3 tháng, ít nhất là 2 tuần, để cung cấp đủ lượng lợi khuẩn cần thiết, giảm tỉ lệ hại khuẩn.


Tìm hiểu biện pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ

- Dấu hiệu: Trẻ bị nôn sữa ngay sau khi bú, dịch nôn màu xanh rêu, bụng chướng lên và không đi ngoài phân su trong 48 giờ sau sinh.

- Khắc phục: Để khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ rất đơn giản, mẹ nên cho trẻ bú đúng cách, miệng ngậm toàn bộ núm , đầu cao hơn và ở trên cùng một dường thẳng với thân dưới, bế trẻ sát vào người, dùng tay đỡ toàn bộ cơ thể trẻ. Không cho trẻ ăn quá no, cho uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh, giúp làm giảm tình trạng nôn trớ do tăng khả năng tiêu hóa, kích thích tiết enzyme và ngăn ngừa sự xâm nhập của hại khuẩn ở môi trường bên ngoài vào đường ruột.

Táo bón

- Dấu hiệu: Trẻ ít đi ngoài, 2 - 3 ngày mới đi 1 lần, phân khô, cứng, trẻ bị chướng bụng không đi ngoài được.

- Khắc phục: Cho trẻ uống nhiều nước, ăn rau và trái cây chín, ph sữa đúng công thức, có thể cho bé uống nước cháo loãng, nước khoai lang nghiền để trẻ đại tiện dễ hơn. mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn, massage bụng, cho trẻ vận động nhiều hơn, tập cho bé thói quen đại tiện đúng giờ, hàng ngày. Đồng thời cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, tăng cường khả năng tiêu hóa nhờ sản xuất nhiều enzyme hơn.


Đau bụng

- Dấu hiệu: Trẻ quấy khóc nhiều, cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể bị kéo dài, bụng chướng lên, chân co, 2 tay nắm chặt. Mặt bé có thể xuất hiện tình trạng ửng đỏ hoặc tím tái.

- Khắc phục: Cho trẻ bú ngồi, miệng ngậm kín núm để không bị nuốt quá nhiều không khí, xoa dịu cơn đau bằng cách massage bụng, lưng kết hợp với dỗ dành, trấn an trẻ. Cho trẻ tắm nước ấm, sau đó ủ ấm trong một chiếc khăn rộng, mỏng, mang lại cho bé cảm giác an toàn. Mẹ không nên cho trẻ bú quá nhiều, mỗi bữa ăn nên cách nhau khoảng 2.5 giờ.

Tiêu chảy

- Dấu hiệu: Trẻ đi ngoài lỏng phân > 3 lần/ngày đi kèm mệt mỏi, sụt cân nhanh, nôn trớ, biếng ăn. Một số trẻ có thể bị chướng bụng, đầy hơi, sốt, đi ngoài phân có hoặc dịch nhầy.

- Khắc phục: Cho trẻ bú mẹ bình thường, tăng số lần cho trẻ bú để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra trong sữa mẹ có chứa probiotic giúp cải thiện tiêu chảy rất hiệu quả. Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn, tăng cường tiết enzyme tiêu hóa, kháng thể chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn. Trường hợp bé ăn dặm hay uống sữa công thức mẹ cần nấu bột, pha sữa loãng hơn bằng cách giữ nguyên lượng nước nhưng giảm lượng sữa, và cho bé bú nhiều bữa hơn. Nếu tiêu chảy không giảm sau 2 ngày điều trị, mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh.


Để ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ bổ sung probiotic bằng men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoàn thiện bằng cách kích thích tiết enzyme. Nhờ đó khả năng miễn dịch của trẻ cũng được tăng cường nhờ được kích thích tiết kháng thể, ngăn ngừa sự xâm nhập, tăng trưởng và ức chế hoạt động của hại khuẩn.

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé