Phải làm sao để giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ mầm non?

Ngày đăng: 4/21/2023 5:04:19 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 153
Chi tiết [Mã tin: 4599423] - Cập nhật: 21 phút trước

Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa rất dể xảy ra ở trẻ em, tình trạng này khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi, có thể gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy mẹ nên làm gì để có phương pháp giảm tiêu chảy cho trẻ?

 

PHƯƠNG PHÁP GIẢM TIÊU CHẢY CHO TRẺ MẦM NON AN TOÀN

Tìm hiểu các phương pháp giảm tiêu chảy cho trẻ mầm non sẽ giúp bé khắc phục sớm tình trạng này để hồi phục nhanh hơn. Mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau và áp dụng sớm cho con:

·        Biện pháp dân gian cải thiện tiêu chảy cho trẻ: Mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ dùng một số công thức nước gạo rang, nước hồng xiêm, nước búp ổi non.. Tuy nhiên các loại nước này cần nhiều thời gian để giảm tiêu chảy cho trẻ và hơi khó uống.

·        Dùng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ tiêu chảy: Men vi sinh là biện pháp giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé tại nhà tiện lợi, an toàn và hiệu quả phù hợp cho trẻ. Dùng probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp xây dựng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ khỏe mạnh, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và phục hồi đường ruột bị tổn thương, hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu tiêu hóa kém như tiêu chảy ở trẻ.

·        Bù nước và điện giải: Trẻ đi ngoài nhiều khiến cơ thể mất một lượng nước và điện giải ra ngoài theo phân, vì vậy mẹ cần bổ sung đủ nước và điện giải cho bé. Bố mẹ nên cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả ít đường. Tăng cường điện giải cho trẻ với dung dịch Oresol, các mẹ chú ý dùng đúng liều lượng, không pha quá đặc gây ra tình trạng ngộ độc muối, còn pha quá loãng không cung cấp đủ lượng điện giải cân thiết.

·        Sắp xếp chế độ ăn đủ chất và phù hợp với trẻ bị tiêu chảy: Trẻ tiêu chảy có thể biếng ăn hơn bình thường, mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho con. Một số thực phẩm giúp giảm tiêu chảy hiệu quả cho trẻ mẹ có thể thêm vào bữa ăn như súp gà, cháo gà, canh khoai tây, sữa chua.. Lưu ý chế biến đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như các loại cháo, súp, các món hầm, ninh nhừ.

·        Không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh: Nguyên nhân của tiêu chảy chủ yếu do nhiễm trùng đường ruột, khi trẻ không đi ngoài sẽ gây tích tụ vi khuẩn và chất độc bên trong, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho con. Việc dùng thuốc cầm tiêu chảy cần có chỉ định của bác sĩ.

KHÁI NIỆM TIÊU CHẢY CẤP VÀ BIỂU HIỆN TIÊU CHẢY CỦA TRẺ NHỎ

Tiêu chảy cấp là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ, gây tử vong do tình trạng mất nước, mất muối nặng. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy khi có biểu hiện đi ngoài phân lỏng trên 3 ngày/lần và kéo dài không quá 14 ngày. Nếu trẻ bị tiêu chảy trên 14 ngày thì hiện tượng này gọi là tiêu chảy kéo dài.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường được báo hiệu sớm bởi tình trạng bé mệt mỏi, chán ăn, không muốn chơi, đột ngột nôn trớ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, bị mất nước. Kèm với đi ngoài phân lỏng, trẻ có thể kèm theo các dấu hiệu sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhầy, , mót rặn và đau bụng dữ đội trong trường hợp tiêu chảy ra vi khuẩn lỵ.


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé