Phải làm sao khi gặp tình trạng bé bị táo bón chức năng?

Ngày đăng: 3/11/2023 10:38:05 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 58
Chi tiết [Mã tin: 4494123] - Cập nhật: 52 phút trước

Táo bón là vấn đề tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này khiến con gặp khó khăn trong việc đi ngoài, làm trẻ khó chịu và mệt mỏi, có thể dẫn đến quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng bé bị táo bón chức năng? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

 

PHẢI LÀM SAO KHI GẶP TÌNH TRẠNG BÉ BỊ TÁO BÓN CHỨC NĂNG?

Khi thấy bé bị táo bón chức năng, mẹ cần thực hiện giải quyết tận gốc vấn đề thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh lối sống phù hợp cho trẻ:

·        Tái khám theo lịch từ 3-4 tuần/lần cho tới khi nhu động ruột của trẻ bình thường, sau đó đi khám từ 3-6 tháng/lần nếu cần thiết.

·        Cho trẻ dùng men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng. Các lợi khuẩn bổ sung giúp đảm bảo cân bằng hệ vi sinh, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, duy trì đường ruột khỏe mạnh cũng như giúp trẻ khắc phục tình trạng tiêu hóa kém ở trẻ một cách hiệu quả, an toàn.

·        Nhắc trẻ uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5 lít tới 2 lít nước trở lên.

·        Duy trì cho bé thói quen ăn đủ bữa, ăn đúng giờ với đa dạng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi, sữa chua bổ sung lợi khuẩn.

·        Tránh ăn các loại thức ăn gây khó tiêu, đầy hơi, táo bón ví dụ như bánh mì trắng, ngô..

·        Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các môn thể thao bé thích như đá bóng, chạy bộ, cầu lông, bơi lội..

·        Giúp trẻ đi ngoài vào buổi sáng, hoặc sau ăn 30 phút, đừng để trẻ nhịn đi vệ sinh.

TRẢ LỜI CÂU HỎI TÁO BÓN CHỨC NĂNG LÀ GÌ?

Táo bón chức năng hay táo bón cơ năng, là tình trạng trẻ không đi ngoài nhiều ngày, phân của con bị khô, cứng khiến cho quá trình đi vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Thực chất loại táo bón này không do bất cứ tổn thương thực thể hay tác động sinh lý nào gây ra. Thay vào đó, trẻ nhỏ bị táo bón chủ yếu là do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, chế độ dinh dưỡng chưa khoa học như trẻ ăn thiếu chất xơ, lười uống nước, hoặc do yếu tố tâm lý của bé.

Giống như các loại táo bón khác, táo bón chức năng có thể gặp ở mọi đối tượng, phổ biến ở trẻ từ 2-6 tuổi. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu mẹ không sớm phát hiện và điều trị cho trẻ, con có thể bị các biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, nứt kẽ hậu môn, trĩ..

Táo bón chức năng được phân chia làm 3 loại:

·        Táo bón chức năng có nhu động ruột bình thường: Hiện tượng cơ ruột co giãn không nhanh, không chậm nhưng lại khiến bé không đi ngoài được.

·        Táo bón chức năng có nhu động ruột chậm: Cơ trơn ít vận động khiến thức ăn ứ đọng trong đường ruột không đẩy được ra ngoài.

·        Táo bón do rối loạn bài xuất phân: Là tình trạng ảnh hưởng tới chức năng hoạt động và hấp thu thức ăn của cơ thể, trẻ muốn đi ngoài nhưng không thể đi được.

TRẺ BỊ TÁO BÓN CHỨC NĂNG KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ?

Bố mẹ cần đưa bé bị táo bón chức năng đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện thêm các triệu chứng:

·        Trẻ bị táo bón nặng, tắc ruột, rách ruột và nhiễm trùng, đau bụng quá mức.

·        Phân bé có màu đen, phân có , màu nâu sẫm hoặc đen, có nhớt hoặc chảy trực tràng.

·        Trẻ không thể đi ngoài từ 4-5 ngày.

·        Trẻ thường xuyên bị táo bón lâu ngày trong 3 tuần trở lên.

Một số dấu hiệu khác đi kèm cần đi cấp cứu như bé bị mất ý thức, ngất xỉu, bụng phình to sờ thấy căng cứng, sốt cao hơn 38.5 độ C, nhịp tim đập nhanh, nôn ói như màu bã cà phê...


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé