Phải làm sao khi gặp tình trạng lười ăn dặm ở bé?

Ngày đăng: 5/16/2023 3:49:51 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 47
Chi tiết [Mã tin: 4647159] - Cập nhật: 8 phút trước

Một trong những tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng chính là chán ăn. Tình trạng này rất dễ xảy ra và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Vậy khi bé lười ăn dặm chúng ta cần sử dụng biện pháp đối phó nào cho thích hợp?

 

PHẢI LÀM SAO KHI GẶP TÌNH TRẠNG LƯỜI ĂN DẶM Ở BÉ?

Để cải thiện tình trạng bé lười ăn dặm, mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo như sau:

Thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé

Với những bé lười ăn, hay chán ăn, việc đổi bữa cho con sẽ giúp bé ăn uống đa dạng hơn, để trẻ có thể thưởng thức nhiều mùi vị khác nhau, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà không làm con bị ngấy. Hãy trang trí các món ăn với hình thu đặc sắc, nhiều màu sặc sỡ kích thích vị giác của bé tốt hơn.

Không ép bé ăn khi con không muốn

Việc thúc ép, quát mắng trẻ sẽ khiến cho bé bị sợ ăn. Nếu con không muốn ăn món ăn đó hoặc chỉ ăn được một chút, mẹ hãy cho con ăn bù với món bé thích hay bổ sung sữa. Tập cho trẻ ăn dần dần chứ không nên ép con ăn quá no, ăn quá nhiều làm bé sợ hãi khi phải ăn.

Bổ sung bữa phụ trong ngày theo lịch khoa học

Chỉ nên tập cho trẻ ăn khi con đói bụng, tuyệt đối không cho bé bú hay uống sữa trước khi ăn. Với những trẻ uống quá nhiều sữa thì bé sẽ không ăn thêm được các món ăn dặm khác. Mẹ nên giảm bớt cữ sữa và tập cho trẻ ăn hợp lý. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ ăn dặm, một ngày trẻ nên được bổ sung 500-700ml sữa cùng 1-2 bữa ăn.

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ với men vi sinh

Trẻ biếng ăn, lười ăn dặm một phần có thể do hệ tiêu hóa bị yếu. Việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ sẽ giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Bố mẹ nên cho con dùng men vi sinh đều đặn để hỗ trợ tiêu hóa nhanh, hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh lý đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng... Vậy mẹ có biết trẻ mấy tuổi dùng được men vi sinh? Bố mẹ có thể cho trẻ dùng men vi sinh khi bé được 1 tháng tuổi trở lên, duy trì liên tục dùng trong 3 tháng là tốt nhất.

Kéo dài bữa ăn trong khoảng 30 phút là hợp lý

Không nên hình thành thói quen xấu như cho trẻ ăn rong, xem tivi khi ăn mà cần lấy đó làm phần thưởng thúc đẩy trẻ ăn, ví dụ mẹ có thể hứa trẻ ăn xong sẽ cho xem tivi, đi chơi.. Như vậy bé sẽ tập trung vào bữa ăn để cảm nhận mùi vị, tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài trong khoảng 30 phút là hợp lý.

Chế biến cấu trúc thức ăn phù hợp với lứa tuổi của bé

Nhiều bà mẹ sợ rằng cho trẻ ăn thô sẽ khiến con khó nuốt hay bị hóc, tuy nhiên cấu trúc thức ăn sẽ không phụ thuộc vào số răng trẻ có mà liên quan tới sự phát triển của não bộ theo độ tuổi. Dưới đây là một số cấu trúc thức ăn dặm phù hợp với độ tuổi của trẻ mẹ nên thực hiện cho con:

Trẻ 6 tháng tuổi: Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chủ yếu cần tập cho con ăn bằng thìa, làm quen với mùi vị của thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Cấu trúc thức ăn là bột sánh.

Trẻ 7-8 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ đã tập dùng lưỡi để đưa thức ăn vào cổ họng và nuốt xuống, mẹ nên nấu các món ninh nhừ, nghiền sơ và có độ đặc sánh để trẻ làm tan thức ăn bằng lưỡi và nuốt.

Trẻ 9-11 tháng tuổi: Sang giai đoạn này con đã biết nhai trệu trạo, mẹ cần ninh nhừ, cắt to khoảng 0.5cm và dài 2-3cm để trẻ tập bốc ăn, nghiền thức ăn bằng lợi.

Trẻ 12-15 tháng tuổi: Trẻ đã có nhiều răng hơn nên có thể tập nhai bằng răng, mẹ chỉ cần nấu thức ăn mềm để con nhai là được.

TRẺ BIẾNG ĂN KÉO DÀI GÂY RA HẬU QUẢ GÌ?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nếu trẻ lười ăn dặm, biếng ăn kéo dài không được cải thiện kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện của con:

Trí não chậm phát triển: Trẻ biếng ăn, lười ăn cũng phát triển trí tuệ kém hơn so với bé được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khi bé bị thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng tới sự hoạt động của não bộ như protein, sắt, DHA, Omega-3, Omega-6, chất béo..

Suy giảm hệ miễn dịch: Một trong những hậu quả nghiêm trọng mà trẻ biếng ăn gặp phải là hệ miễn dịch suy giảm. Trẻ biếng ăn làm cho cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến sức đề kháng suy giảm, làm tăng nguy cơ trẻ bị bệnh đường tiêu hóa, hô hấp..

Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc: EQ là chỉ số đánh giá cảm xúc của trẻ, và những bé biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp hơn trẻ thông thường. Rất nhiều trẻ biếng ăn thường có xu hướng thụ động, sống thu mình, kéo dài có thể khiến cho con bị tự kỷ, học kém hơn.

Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là hậu quả dễ thấy nhất của bé biếng ăn. Cơ thể trẻ lúc này không đáp ứng được đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng trẻ còi cọc, thấp bé, gầy gò hơn so với bạn đồng trang lứa.

Rối loạn tăng trưởng: Những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nhỏ, trẻ cần một lượng lớn nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Trẻ biếng ăn sẽ khiến cho cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé biếng ăn cũng giảm cơ hội hấp thu dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần, ví dụ thiếu vitamin A làm bé khô mắt, khô giác mạc, thiếu vitamin B1 gây tê phù, thiếu vitamin D gây còi xương...


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé