Phân biệt pre consumer và post consumer trong tiêu chuẩn tái chế grs

Ngày đăng: 12/13/2024 5:15:09 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 5
  • ~/Img/2024/12/phan-biet-pre-consumer-va-post-consumer-trong-tieu-chuan-tai-che-grs-01.jpg
  • ~/Img/2024/12/phan-biet-pre-consumer-va-post-consumer-trong-tieu-chuan-tai-che-grs-02.jpg
~/Img/2024/12/phan-biet-pre-consumer-va-post-consumer-trong-tieu-chuan-tai-che-grs-01.jpg ~/Img/2024/12/phan-biet-pre-consumer-va-post-consumer-trong-tieu-chuan-tai-che-grs-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5732516] - Cập nhật: 41 phút trước

Phân biệt Pre- Consumer và Post- ConsumerPhân biệt Pre- Consumer và Post- Consumer

Khám phá sự phân biệt giữa tái chế Pre-Consumer và Post-Consumer! Hiểu rõ cách vật liệu được tái sinh từ sản xuất đến tiêu dùng. Từ quần áo cũ đến chai nhựa. Cùng tìm hiểu vai trò của tái chế trong bảo vệ môi trường và mở đường cho một tương lai bền vững.

Vật liệu Tái chế là gì?

Thế nào là vật liệu tái chế?Thế nào là vật liệu tái chế?

Textile Exchange là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu tạo ra những người dẫn đầu trong ngành sợi và vật liệu bền vững.

Vật liệu đã được tái chế (Recycled Material) từ vật liệu tái chế bằng phương tiện quy trình sản xuất và được chế tạo thành sản phẩm cuối cùng hoặc thành một thành phần để kết hợp vào một sản phẩm.

Phân biệt giữa Pre-Consumer Materials và Post-Consumer Materials trong tiêu chuẩn tái chế GRS

Phân biệt Pre-Consumer Materials trong tiêu chuẩn tái chế?

Vật liệu trước khi tiêu dùng là gì?Vật liệu trước khi tiêu dùng là gì?

– Pre-Consumer Materials (Vật liệu trước khi tiêu dùng): Là vật liệu được chuyển hướng khỏi dòng thải trong quá trình sản xuất. Không bao gồm tái sử dụng các sản phẩm lỗi, mảnh vụn hoặc phế liệu có thể tái sử dụng trong quy trình sản xuất. Vật liệu này thường là phế thải hoặc thừa mứa. Không phải sản phẩm cuối cùng dành cho người tiêu dùng.

– Ví dụ:

Trong ngành dệt may:

– Quần áo lỗi: Sản phẩm hoàn tiền không đạt yêu cầu (lem màu, lỗi size, sai nhãn,…) được coi là vật liệu trước khi tiêu dùng.

– Balo, túi xách: Quai vải ghép sai màu.

Trong ngành nhựa:

– Sản phẩm nhựa dân dụng: Sản phẩm lỗi trả lại cho nhà sản xuất/ bán lẻ theo chế độ bảo hành.

Phân biệt Post-Consumer Materials trong tiêu chuẩn tái chế?

Vật liệu sau khi tiêu dùng là gì?Vật liệu sau khi tiêu dùng là gì?

– Post-Consumer Materials (Vật liệu sau khi tiêu dùng): Vật liệu được thu hồi từ các sản phẩm sau khi đã qua sử dụng bởi người tiêu dùng. Vật liệu do hộ gia đình hoặc các cơ sở thương mại, công nghiệp và cơ sở tổ chức tạo ra với vai trò là người dùng cuối của sản phẩm không còn có thể sử dụng cho mục đích dự kiến.

* Ví dụ:

Trong ngành dệt may:

– Quần áo cũ: đơn vị thu gom quần áo cũ, về nhà máy đánh thành sợi và bắt đầu sản xuất thành sản phẩm tái chế mới.

Trong ngành nhựa:

– Sản phẩm nhựa dân dụng: thu gom phế liệu, phân loại, làm sạch, sau đó nghiền nhỏ thành hạt nhựa.

Vật liệu tái chế đầu vào được chấp nhận

Vật liệu tái chế đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn chất lượngVật liệu tái chế đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng

Chất thải trước và sau tiêu dùng nếu không qua quá trình tái chế sẽ không được xem là vật liệu tái chế. Do đó không đủ điều kiện làm đầu vào cho GRS hoặc RCS.

Ví dụ, chất thải vải và phụ phẩm từ các công ty may mặc được may thành sản phẩm mới hoặc túi chỉ được coi là tái sử dụng, không phải tái chế. Dù có thể theo dõi trong GRS và RCS, chúng không được xác định hay dán nhãn “tái chế”. Tương tự, trong ngành nhựa, các quy trình như thu gom, làm sạch, phân loại, loại bỏ tạp chất, nghiền nhỏ chỉ tạo ra vật liệu nồng độ, không được xem là tái chế.

Việc hiểu rõ và tuân thủ định nghĩa tái chế là yếu tố then chốt. Để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan.

Phân biệt Tái chế (Recycled) và Tái sử dụng (Reused) trong tiêu chuẩn tái chế

Cách xác định tái chế và tái sử dụngCách xác định tái chế và tái sử dụng

Nhầm lẫn giữa “tái sử dụng” (reused) và “tái chế” (recycled) là sai lầm phổ biến khi áp dụng chứng nhận GRS hoặc RCS. Tái sử dụng là việc dùng lại sản phẩm mà không qua xử lý. Ví dụ, tái dùng chai nước hay quần áo làm giẻ lau.Trong khi đó, tái chế biến vật liệu phế thải thành sản phẩm mới bằng cách phá vỡ và tái chế biến. Như tái chế chai nhựa thành chai mới hoặc giấy thành bìa cứng. Tiêu chuẩn GRS/RCS tập trung vào vật liệu tái chế. Vì vậy việc phân biệt rõ hai khái niệm là yếu tố quan trọng. Đảm bảo tính chính xác và tuân thủ tiêu chuẩn khi đánh giá sản phẩm.

=> Xem thêm: Phân loại SC và TC trong tiêu chuẩn GRS

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 296 170

Email: sales@icert.vn

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ