Phí công bố sản phẩm năm 2025 là bao nhiêu? cập nhật chi tiết nhất

Ngày đăng: 4/4/2025 4:26:42 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 6
  • ~/Img/2025/4/phi-cong-bo-san-pham-nam-2025-la-bao-nhieu-cap-nhat-chi-tiet-nhat-01.jpg
  • ~/Img/2025/4/phi-cong-bo-san-pham-nam-2025-la-bao-nhieu-cap-nhat-chi-tiet-nhat-02.jpg
~/Img/2025/4/phi-cong-bo-san-pham-nam-2025-la-bao-nhieu-cap-nhat-chi-tiet-nhat-01.jpg ~/Img/2025/4/phi-cong-bo-san-pham-nam-2025-la-bao-nhieu-cap-nhat-chi-tiet-nhat-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5926564] - Cập nhật: 13 phút trước


Việc công bố sản phẩm là một trong những thủ tục quan trọng mà các doanh nghiệp phải thực hiện để đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp. Tuy nhiên, để thực hiện công bố sản phẩm. Các doanh nghiệp sẽ phải đóng một khoản phí cho Cơ quan Nhà Nước và phí dịch vụ (nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hỗ trợ). Vậy phí công bố sản phẩm năm 2025 là bao nhiêu? Cùng UCC Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin về lệ phí công bố sản phẩm nhé.

Lệ phí công bố sản phẩmLệ phí công bố sản phẩm

Mục lục


1. Lệ phí công bố sản phẩm là gì?

Lệ phí công bố sản phẩm là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả khi thực hiện công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm với các cơ quan chức năng. Công bố sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự an toàn cho người tiêu dùng. Mỗi loại sản phẩm sẽ có hình thức công bố và mức lệ phí khác nhau, tùy thuộc vào các quy định của Nhà nước.

Ai là người chịu trách nhiệm công bố sản phẩm?

Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 15/20/NĐ-CP về quản lý an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, nhập khẩu sản phẩm là đơn vị chịu trách nhiệm công bố sản phẩm. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài phải tự thực hiện công bố sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường.

Ngoài ra, theo Điều 7, Thông tư 19/2012/TT-BYT và các quy định pháp lý liên quan, doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và chỉ tiến hành lưu hành khi đã thực hiện đầy đủ công bố theo quy định của pháp luật. Nếu không tuân thủ, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các biện pháp xử lý như phạt tiền hoặc đình chỉ lưu hành sản phẩm.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Tự công bố sản phẩm là gì- Giải đáp chi tiết nhất

2. Phân biệt các hình thức công bố sản phẩm theo loại sản phẩm

Khi thực hiện công bố sản phẩm, các doanh nghiệp cần hiểu rõ hình thức công bố cho từng loại sản phẩm. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến mức phí công bố, cụ thể:

Loại sản phẩmHình thức công bốMô tảThực phẩm thườngTự công bốÁp dụng cho các sản phẩm thực phẩm thông thường: bánh kẹo, sữa, gia vị, thực phẩm bổ sung,…Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệtĐăng ký bản công bốGồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em đến 36 tháng, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng với đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.Thực phẩm chức năngĐăng ký bản công bốCần đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng để đảm bảo sự an toàn và chất lượng. Mỹ phẩmCông bố sản phẩm mỹ phẩmÁp dụng cho cả sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước và mỹ phẩm nhập khẩu. Là hình thức “tự công bố” nhưng có sự quản lý và cấp số tiếp nhận của cơ quan nhà nước. Thiết bị y tế loại ATự công bố tiêu chuẩn áp dụngĐây là các thiết bị y tế có độ rủi ro thấp, như bông băng, găng tay y tế. Thiết bị y tế loại B, C, DĐăng ký lưu hànhYêu cầu phải đăng ký lưu hành tại Bộ Y tế (hoặc cơ quan có thẩm quyền) trước khi đưa ra thị trường.

3. Phí công bố sản phẩm năm 2025 (Cập nhật mới nhất)

Mỗi nhóm sản phẩm sẽ có mức lệ phí công bố khác nhau. Cùng điểm qua mức lệ phí công bố sản phẩm cho từng nhóm sản phẩm dưới đây:

3.1. Lệ phí công bố sản phẩm thực phẩm:

Phí công bố 3 nhóm thực phẩm chínhPhí công bố 3 nhóm thực phẩm chính

– Thực phẩm thường (Tự công bố sản phẩm)

  • Phí nhà nước: 0 đồng
  • Phí dịch vụ: Tuỳ đơn vị

– Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt (Đăng ký bản công bố sản phẩm)

  • Phí nhà nước: 500.000 – 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm
  • Phí dịch vụ: Tuỳ đơn vị

– Thực phẩm chức năng (Đăng ký bản công bố)

  • Phí nhà nước: 500.000 – 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm
  • Phí dịch vụ: Tuỳ đơn vị

3.2. Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm:

– Mỹ phẩm (Tự công bố)

  • Phí nhà nước: 500.000 đồng/sản phẩm
  • Phí dịch vụ: Tuỳ đơn vị

Công bố mỹ phẩmCông bố mỹ phẩm

3.3. Lệ phí công bố thiết bị y tế:

– Thiết bị y tế loại A (Tự công bố tiêu chuẩn áp dụng)

  • Phí nhà nước: 1.000.000 đồng
  • Phí dịch vụ: Tuỳ đơn vị

– Thiết bị y tế loại B, C, D (Đăng ký lưu hành)

  • Phí nhà nước: 3.000.000 – 5.000.000 đồng
  • Phí dịch vụ: Tuỳ đơn vị

Trang thiết bị y tếTrang thiết bị y tế

Lưu ý: Việc công bố sản phẩm không có mức phí cụ thể. Tuỳ thuộc vào sản phẩm, hình thức công bố, Cơ quan Nhà Nước tại địa phương đăng ký công bố, đơn vị hỗ trợ dịch vụ công bố,… mà mức phí sẽ khác nhau. Ngoài ra, các chi phí như: chi phí dịch thuật và công chứng giấy tờ (đối với mỹ phẩm nhập khẩu), chi phí kiểm nghiệm sản phẩm (nếu sản phẩm chưa được kiểm nghiệm), chi phí chuẩn bị hồ sơ (soạn thảo, in ấn, sửa chữa,..). Cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tổng chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả để công bố sản phẩm.

4. Nên tự công bố hay thuê dịch vụ công bố sản phẩm?

Dưới đây là một vài điểm khác biệt mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

– Tự chuẩn bị công bố:

  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp không phải trả phí dịch vụ, chỉ cần nộp lệ phí nhà nước.
  • Cần am hiểu pháp lý: Tự công bố yêu cầu doanh nghiệp nắm vững các quy định, giấy tờ cần thiết.
  • Phù hợp với sản phẩm đơn giản: Tự công bố thường áp dụng cho các sản phẩm không quá phức tạp, dễ dàng hoàn thành.
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Thủ tục tự công bố sản phẩm- Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

– Thuê dịch vụ hỗ trợ:

  • Tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro: Dịch vụ công bố giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian. Giảm thiểu khả năng sai sót trong quá trình thực hiện.
  • Đảm bảo đúng quy định: Các đơn vị cung cấp dịch vụ có kinh nghiệm. Đảm bảo việc công bố sản phẩm tuân thủ đúng các yêu cầu pháp lý.
  • Đảm bảo chất lượng hồ sơ: Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đảm bảo hồ sơ được soạn thảo đầy đủ và tuân thủ đúng quy định của cơ quan chức năng.

5. Kết luận

UCC Việt Nam tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn công bố sản phẩm chuyên nghiệp và toàn diện. UCC cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xác định đúng loại hình công bố phù hợp với từng sản phẩm. Từ đó ước tính chính xác chi phí công bố ngay từ ban đầu. Giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tài chính phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói từ tư vấn, soạn hồ sơ, dịch thuật, nộp và theo dõi kết quả công bố sản phẩm cho doanh nghiệp.

Khi sử dụng dịch vụ của UCC Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Việc soạn hồ sơ đúng quy định và khắc phục sai sót không chỉ tiêu tốn thời gian mà còn phát sinh chi phí bổ sung không nhỏ. Dù có chi trả cho chi phí thuê đơn vị hỗ trợ. Doanh nghiệp vẫn đảm bảo được chất lượng hồ sơ. Tránh được rủi ro bị từ chối hồ sơ hoặc phải trả thêm chi phí sửa chữa, tái nộp hồ sơ. Điều này không chỉ tối ưu hóa thời gian xử lý hồ sơ. Mà còn tạo nên sự yên tâm cho doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Dịch vụ công bố sản phẩm- Đúng quy định, tránh rủi ro pháp lý


Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ