Phụ nữ đẻ mổ kiêng đồ nếp bao lâu?

Ngày đăng: 12/30/2024 8:55:50 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 19
  • ~/Img/2024/12/phu-nu-de-mo-kieng-do-nep-bao-lau-01.jpg
  • ~/Img/2024/12/phu-nu-de-mo-kieng-do-nep-bao-lau-02.png
~/Img/2024/12/phu-nu-de-mo-kieng-do-nep-bao-lau-01.jpg ~/Img/2024/12/phu-nu-de-mo-kieng-do-nep-bao-lau-02.png
Chi tiết [Mã tin: 5764269] - Cập nhật: 47 phút trước

Theo Đông y, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. Vậy các mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?


Xem thêm: canxi nào không gây táo bón sau sinh


Giá trịn dinh dưỡng của món nếp


Đồ nếp là tên gọi chung của những món ăn được chế biến từ gạo nếp ví dụ như: Bánh chưng, xôi, bánh nếp… Các món ăn này mang tới hương vị thơm ngon, dẻo thơm, giàu dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.


Gạo nếp là thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin E, chất xơ, sắt và các chất chống oxy hóa. Trong 100gr gạo nếp có tới 1.2mg sắt, là thực phẩm rất tốt với người bị thiếu . Ăn đồ nếp còn giúp mẹ đảm bảo lượng sắt cung cấp cho bé yêu qua sữa mẹ, tăng cường chất xơ không hòa tan giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư ví dụ như ung thư trực tràng…


xem thêm: cách chăm sóc sau sinh tại nhà giúp mẹ sớm bình phục


Bà bầu sau sinh mổ bao lâu thì được ăn đồ nếp?


Các sản phụ sinh mổ vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, đang bị sưng viêm nên cần kiêng ăn đồ nếp để tránh tình trạng mưng mủ, viêm nhiễm vết mổ. Khi vết mổ chưa lành, mẹ không nên vội vàng ăn đồ nếp bởi thực phẩm này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.


Nếu mẹ chưa biết sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp, tốt nhất mẹ sinh mổ nên đợi đến khi vết mổ lành hẳn rồi mới ăn đồ nếp. Thông thường sẽ mất khoảng 2 tháng để vết mổ bên ngoài lành hoàn toàn và cần 6 tháng hoặc lâu hơn để vết mổ bên trong hồi phục. Lúc này nếu mẹ thèm ăn đồ nếp thì có thể ăn một ít và tuyệt đối không nên ăn nhiều món này.


Xem thêm: mẹ uống vitamin tổng hợp sau sinh đến khi nào


Lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ bỉm sau sinh mổ


Bên cạnh những kiến thức về sau sinh mổ bao lâu ăn được đồ nếp? Mẹ hãy đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng sau sinh sau đây:

Tránh ăn các loại thực phẩm làm giảm sữa, mất sữa mẹ như rau răm, bạc hà, măng..

Tránh ăn thức ăn cũ để lâu ngày, thực phẩm ôi thiu mà chỉ nên ăn đồ mới nấu giàu dinh dưỡng.

Tránh ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ để không gây khó tiêu, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn yếu sau sinh.

Tránh ăn cá món đồ sống, tái như rau sống, gỏi, sashimi để không gặp các vi khuẩn gây hại.

Tránh dùng các món đồ uống có ga, đồ uống có cồn như bia rươu, cà phê, nước ngọt..

Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no trong bữa.

Nên ăn các món ăn luộc, mát, ăn các món súp lỏng để cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng.

Nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất, đảm bảo bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, canxi, sắt, chất đạm, chất xơ, protein..

Nên bổ sung nhiều nước trong ngày, từ 2 đến 2.5 lít để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, tránh táo bón, khó đi ngoài.

Cơ thể người mẹ sau khi trải qua phẫu thuật sinh mổ sẽ bị mất nhiều , kiệt sức, mệt mỏi và cần được bồi bổ dinh dưỡng đầy đủ. Mẹ cần tăng cường ăn các món ăn giàu chất sắt, protein, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước cũng như bổ sung đủ các viên uống cung cấp vi chất như viên sắt cho mẹ sau sinh mỗi ngày. Duy trì chế độ ăn khoa học kết hợp sử dụng viên uống hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ sau sinh và phòng tránh được tình trạng thiếu chất hiệu quả.


Tìm hiểu về vấn đề đẻ mổ bao lâu ăn được đồ nếp giúp các sản phụ có thêm kinh nghiệm sau sinh. Điều này giúp quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ, chăm sóc bé dễ dàng hơn. 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé