Plc điều khiển biến tần và cách đấu nối lập trình?

Ngày đăng: 6/17/2024 1:39:26 PM - Vật tư, thiết bị công nghiệp - Toàn Quốc - 8
  • ~/Img/2024/6/plc-dieu-khien-bien-tan-va-cach-dau-noi-lap-trinh-01.png
~/Img/2024/6/plc-dieu-khien-bien-tan-va-cach-dau-noi-lap-trinh-01.png
Chi tiết [Mã tin: 5373340] - Cập nhật: 55 phút trước

PLC điều khiển biến tần và cách đấu nối lập trình?

1. Lệnh chạy ngoài biến tần

  • Trên biến tần chân điều khiển chạy thuận, nghịch( thường ký hiệu ở chân là FWD/REV) và chân chung thường được ký hiệu là chân “COM”, đối với PLC có ngõ ra relay thì ta chỉ cần nối chung chân này từ biến tần lên plc sau đó dùng relay để kích nối chân chung lần lượt với các chân Run/Stop để điều khiển biến tần. Bạn cũng có thể hình dung là thay vì dùng công tắc ngoài thì các bạn sử dụng relay trên plc để điều khiển
  • Còn đối với PLC có ngõ ra dạng transistor hoặc điện áp thì các bạn cần phải xem kỹ chân điều khiển của biến tần ở dạng sink hay source sau đó kết nối PLC với biến tần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý có một số loại biến tần có sẵn nguồn 24V thì các bạn có thể tận dụng, nếu không có sẵn thì các bạn phải dùng nguồn ngoài để cấp nguồn điều khiển cho những chân điều khiển chạy thuận, nghịch.
  • Lưu ý khi sử dụng transitor trên PLC để điều khiển biến tần các bạn cần phải kiểm tra cẩn thận vì nếu đấu sai gây chập nguồn trên biến tần sẽ khiến cho biến tần bị báo lỗi hay hư chân điều khiển trên PLC.

2. Điều khiển tần số biến tần bằng PLC

(PLC điều khiển biến tần và cách đấu nối lập trình?)

2.1. Ghi tần số biến tần bằng ngõ ra Analog của PLC

  • PLC có thể điều khiển được tần số của biến tần thì ta thường dùng phương pháp điều khiển bằng analog. Trên PLC bắt buộc phải tích hợp module analog dạng (0-10V hoặc 4-20mA) sau đó ta kết nối chân này vào chân nhận tín hiệu analog của biến tần. Để hạn chế nhiễu tần số do môi trường và khoảng cách truyền tải, tín hiệu 4-20mA được sử dụng sẽ chính xác hơn
  • Lưu ý đối với một số loại biến tần chân nhận tín hiệu analog có công tắc gạt trên board điều khiển chọn chế độ nhận dòng hay áp nên các bạn cần lưu ý công tắc này để kết nối cho đúng. Tránh kết nối áp và dòng lẫn lộn dễ gây hư hỏng chân tín hiệu analog. Có nhiều loại biến tần cần phải cài đặt tính năng chân cũng như chọn nhận dòng hay áp.

2.2. Ghi tần số biến tần bằng tín hiệu kích đa cấp biến tần

  • Nếu bạn PLC không hỗ trợ ngõ ra analog thì bạn có thể sử dụng kiểu nhận tốc độ bằng kích chân đa cấp tốc độ. Ví dụ như khi xuất ngõ ra nào thì biến tần sẽ chạy ở tốc dộ đó. Tốc độ này bạn có thể cài trên biến tần và thường gọi là chế độ đa cấp.
  • Giải pháp điều khiển đa cấp tốc độ này thường được sử dụng trên một số loại máy thường chạy cố định tốc độ như thang máy, cầu trục, máy cán tôn.

2.3. Ghi tần số biến tần bằng ngõ nhận xung tốc độ cao biến tần

  • Nếu biến tần hỗ trợ ngõ nhận xung tốc độ cao, chúng ta có thể ghi tần số biến tần bằng cách sử dụng chân xung tốc độ cao của PLC để nhận tín hiệu xung PTO hoặc PWM

2.4. Ghi tần số biến tần bằng truyền thông

  • Hầu hết biến tần có hỗ trợ chuẩn truyền thông RS485 thì các bạn xem kỹ thử nó hỗ trợ loại truyền thông nào? thường là MODBUS RTU. Sau đó bạn kiểm tra xem PLC đang dùng có hỗ trợ chuẩn truyền thông MODBUS hay không? Nếu có thì tìm thêm địa chỉ thanh ghi tần số để thực hiện truyền tần số từ PLC sang biến tần bằng phương pháp kết nối truyền thông.

3. Liên hệ

Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá thiết bị tự động hóa hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!


>>>>>>Xem thêm: https://triviettech.com.vn/plc-dieu-khien-bien-tan-cach-dau-noi-lap-trinh/

Tin liên quan cùng chuyên mục Vật tư, thiết bị công nghiệp