Probiotic có tác dụng gì đối với sức khỏe tiêu hóa của con

Ngày đăng: 6/26/2021 8:37:57 AM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 181
Chi tiết [Mã tin: 3318249] - Cập nhật: 43 phút trước

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa do cơ thể con còn non nớt và chưa phát triển toàn thiện, rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân xung quanh. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên các vấn đề này nhưng cha mẹ có thể giúp con cải thiện sức khỏe bằng một cách đơn giản mà hiệu quả nhất, giúp con bổ sung lợi khuẩn probiotic. Vậy probiotic có tác dụng gì mà có thể đem lại hiệu quả tốt đến vậy cho trẻ?


Giải thích khái niệm probiotic

Probiotic còn được gọi là ”vi khuẩn có lợi”, “lợi khuẩn”, ‘’vi khuẩn thân thiện”. Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO: Probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ. Chúng góp phần vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh và sản xuất enzyme.

Vai trò của probiotic đối với sức khỏe tiêu hóa của trẻ nhỏ

Lợi khuẩn probiotics thực tế có lợi ích rất lớn đối với sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Probiotics giúp phòng ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (bao gồm tiêu chảy do Clostridium difficile), hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp, ngăn ngừa viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng huyết ở trẻ sinh non, điều trị đau bụng ở trẻ sơ sinh, điều trị bệnh nha chu...

Probiotic có tác dụng gì trong nhiễm trùng huyết ở trẻ em?

Nhiễm trùng huyết là một căn bệnh nghiêm trọng trong đó cơ thể có phản ứng có hại, mạnh mẽ đối với nhiễm trùng. Nó có thể khiến các cơ quan chính và hệ thống cơ thể ngừng hoạt động bình thường. Trẻ sơ sinh, trẻ em, đặc biệt nhóm trẻ sinh non có nguy cơ cao nhiễm trùng huyết. Theo NCCIH (Là một viện nghiên cứu thuộc Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kì), một phân tích gộp 37 nghiên cứu ( 9416 người tham gia) cho thấy men vi sinh rất hữu ích trong giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết ở trẻ sinh non.

Hiệu quả điều trị đau bụng trẻ em

Infant colic- đau bụng trẻ em là tình trạng trẻ khóc nhiều đến 3 tiếng một ngày hoặc hơn nhưng vẫn ăn uống tốt và phát triển bình thường. Các nghiên cứu chỉ ra hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa có thể là một trong những nguyên nhân của tình trạng này. 

Năm 20, một phân tích gộp 7 nghiên cứu với tổng 471 trẻ về hiệu quả của các chế phẩm sinh học điều trị đau bụng trẻ em. Trong đó có 5 nghiên cứu về lợi khuẩn Lactobacillus reuteri DSM 17938. Kết quả cho thấy bổ sung lợi khuẩn này giúp giảm một nửa thời gian trẻ khóc hàng ngày ở nhóm trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Probiotics có tác dụng phòng viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử là một bệnh nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong, xảy ra ở trẻ sinh non. Nó liên quan đến chấn thương hoặc tổn thương gây chết các mô ruột. Nguyên nhân chính xác chưa rõ. Nhưng phản ứng bất thường với các thành phần thực phẩm và các vi sinh vật sống trong đường tiêu hóa của trẻ sinh non có thể đóng vai trò.

Năm 2012, Wang và cộng sự đã nghiên cứu phân tích gộp từ 20 nghiên cứu sử dụng probiotics đơn lẻ ở 3700 trẻ sinh non tháng trong phòng viêm ruột hoại tử. Kết quả tỉ lệ trẻ bị viêm ruột hoại tử ở nhóm có sử dụng probiotics bằng 0,33 lần tỉ lệ trẻ bị viêm ruột hoại tử ở nhóm không sử dụng. Kết quả cho thấy probiotics có tác dụng phòng viêm ruột hoại tử ở trẻ sinh non. Năm 2017, 2 phân tích gộp trên 7345 trẻ sơ sinh cho kết quả gần tương tự, với nguy cơ bị viêm ruột hoại tử ở nhóm trẻ dùng probiotics chỉ bằng 0,36 nhóm trẻ không dùng.

Chủng probiotics được chứng minh là có lợi ích với hệ miễn dịch và hệ vi sinh vật đường ruột cũng như an toàn khi sử dụng ở trẻ theo FDA là: L.Rhamnosus GG, L.reuteru. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng ở trẻ sinh non tháng, không dùng quá 10^9 CFU ở nhóm trẻ này.

Dự phòng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh

Tiêu chảy do kháng sinh là tác dụng phụ rất thường gặp khi sử dụng kháng sinh, ảnh hưởng gần 11% trẻ mọi lứa tuổi sử dụng kháng sinh và gần % trẻ dưới 2 tuổi sử dụng kháng sinh. Một phân tích gộp về tiêu chảy do sử dụng kháng sinh do Hempel và cộng sự với 63 nghiên cứu trên tổng 11.811 trẻ. Probiotics được sử dụng chính là Lactobacillus. Kết quả chỉ ra rằng nguy cơ mắc tiêu chảy do kháng sinh ở nhóm trẻ sử dụng probiotics giảm gần 1 nửa so với trẻ không dùng. Tuy nhiên trong phân tích gộp này không xác định được chủng probiotics tốt nhất

Một phân tích gộp gần đây gồm 30 thử nghiệm ở Trung Quốc với hơn 7000 người, trong đó có 21 thử nghiệm tập trung vào đối tượng trẻ em. Probiotics được sử dụng là Bifidobacilli kết hợp với một số probiotics khác. Kết quả là số trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh ở nhóm được dự phòng probiotics giảm bằng 1/3 so với nhóm không được dự phòng.

Hiệp hội tiêu hóa Nhi khoa, gan mật và Dinh Dưỡng Châu Âu 2016 khuyến cáo sử dụng L.rhamnosus GG và S boulardii trong dự phòng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ em.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh tiêu chảy uống men vi sinh nào tốt

Probiotics giúp giảm tình trạng sâu răng

Sâu răng được hình thành bởi vi khuẩn có hại trong miệng. Trong một nghiên cứu, 594 trẻ em được uống sữa thông thường hoặc sữa có chứa L.Rhamnosus GG trong 5 ngày mỗi tuần. Sau 7 tháng, trẻ trong nhóm dùng sữa có lợi khuẩn L.Rhamnosus GG có ít sâu răng hơn và số lượng vi khuẩn có hại tiềm ẩn thấp hơn so với trẻ ở nhóm dùng sữa thông thường

Một nghiên cứu khác ở 108 thanh thiếu niên cho thấy rằng ngậm viên ngậm chứa vi khuẩn probiotic - bao gồm cả L.Rhamnosus GG - làm giảm đáng kể sự phát triển của vi khuẩn và viêm nướu so với giả dược

Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 2 tuổi. Tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ em trên thế giới. Sử dụng Probiotics cho nhóm trẻ bị tiêu chảy cấp đã được nghiên cứu hơn 30 năm. Các chủng được nghiên cứu nhiều nhất là L.rhamnosus GG và L.reuteri. Gần đây Szajewska và công sự tổng hợp 15 nghiên cứu L.Rhamnosus GG trong điều trị tiêu chảy cấp và kết luận rằng L.rhamnosus GG giảm mức độ nghiêm trọng và giảm thời gian bị tiêu chảy khoảng 1 ngày ở liều tối ưu >= 10^10 CFU.

Tác dụng của các chủng probiotic có khác nhau không?

Probiotics có rất nhiều tác dụng đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên mỗi chủng probiotics đem lại lợi ích khác nhau. Mẹ cần lựa chọn những loại men vi sinh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứa các chủng probiotics đã được nghiên cứu lâm sàng kĩ lưỡng về hiệu quả và tính an toàn.

Một trong số chủng probiotics phổ biến hiện nay là L.Rhamnosus. Đây là một trong số ít những chủng lợi khuẩn thế hệ mới có khả năng kháng axit dạ dày và mật. L.Rhamnosus cũng là chủng lợi khuẩn có nhiều nghiên cứu kỹ lượng nhất hiện nay. Với hơn 800 nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện và chứng minh hiệu quả. Đặc biệt, L.Rhamnosus cũng đã được FDA chứng nhận an toàn cấp cao nhất GRAS. Sử dụng men vi sinh chứa L.Rhamnosus giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ, hỗ trợ điều trị và phòng các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng, hội chứng ruột kích thích,... ngoài ra còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.


Bài viết trên hy vọng cung cấp cho mẹ thông tin hữu ích về tác dụng của probiotics với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Chúc bé của mẹ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh!

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé