Quy trình chống thấm trong xây dựng nhà trọn gói

Ngày đăng: 1/16/2024 5:49:04 PM - Công nghiệp, xây dựng - Toàn Quốc - 48
Chi tiết [Mã tin: 5115494] - Cập nhật: 39 phút trước

Vì sao phải cống thẩm cho các công trình xây dựng

Chống thấm là công đoạn không thể thiếu trong các công trình các công trình dự án xây dựng, quy trình chống thấm yêu cầu cần phải làm theo đúng quy trình, hiểu rõ về quy tắc thi công chúng, sử dụng sản phẩm nào đối với từng hạng mục, công trình khác nhau.Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tránh sự lãng phí. Mỗi công trình xây dựng sau khi hoàn thiện cũng đều sẽ chịu sự tác động của thời tiết, cũng với đó là yếu tố thời gian sẽ đánh giá được công trình này có chất lượng hay không. Vì sao phải chống thấm? Đây chính là câu hỏi mà nhiều gia chủ đặt ra và mong muốn được giải đáp. Chống thấm được thực hiện là để đám bảo 2 yếu tố là an toàn và thẩm mỹ.

[​IMG]


Quy trình chống thấm trong xây nhà trọn gói

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công, vệ sinh xử lý bề mặt công trình


Đối với những đơn vị nhận thi công xây dựng nhà trọn gói thì đây việc làm cần thiết và quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như độ bền của lớp chống thấm.


  • Làm sạch toàn bộ bụi bẩn, tạp chất có trên bề mặt có thể dùng máy mài để làm sạch bề mặt nếu cần thiết.
  • Sử dụng máy thổi bụi để thổi sạch hoàn toàn các tạp chất và bụi bẩn còn sót lại.
  • Các phần khác như các hốc, bọng, các vị trí lỗ rỗ trên bề mặt công trình cần được xử lý toàn bộ.
  • Làm ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi áp dụng các lớp chống thấm.

Bước 2: Thi công


- Thi công hai lớp vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp thứ hai được quét sau khi lớp thứ nhất khô mặt (khoảng 2 - 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).


- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2 (Thi công 2 hoạc 3 lớp tùy loại cũng như theo yêu cầu thực tế).


- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.


Bước 3: Bảo dưỡng


- Thường các loại vật liệu chống thấm 2 thành phần là sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.


- Sau khi hoàn thiện, bề mặt nên được bảo dưỡng ngay để tránh bị khô quá nhanh bằng cách phun nước liên tục, che phủ bằng nilông hoặc bao tải ướt.


- Nếu thi công cho hồ chứa nước thì chỉ nên xả nước vào hồ sau khi đã bảo dưỡng đầy đủ sản phẩm sau 3 ngày.


Bước 4: Những điểm cần lưu ý


- Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp


- Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.


- Không nên trộn thêm nước vào vật liệu đã đông cứng.


- Không nên thi công vật liệu dưới ánh nắng mặt trời.


Trên đây là quy trình thi công chống thấm bằng các sản phẩm gốc si măng, ngoài cách này, quý vị có thể yêu cầu đơn vị thi công xây nhà chống thấm bằng màng khò nóng hoạc màng dán lạnh hoặc chống thấm bằng dung dịch phun thẩm thấu.

[​IMG]


Mời Quý vị tham khảo các dịch vụ khác của Trường Sinh

>>> Xem ngay báo giá thiết kế nhà đẹp tại đây

>>> Xem ngay báo giá sửa nhà trọn gói tại đây


Nguồn bài viết: https://kientructruongsinh.vn/new/quy-trinh-chong-tham-trong-xay-dung-nha-tron-goi.html

Tin liên quan cùng chuyên mục Công nghiệp, xây dựng