Quy trình thiết kế hệ thống máy lạnh công nghiệp

Ngày đăng: 12/27/2022 9:40:52 PM - Công nghiệp, xây dựng - Toàn Quốc - 99
Chi tiết [Mã tin: 4361576] - Cập nhật: 40 phút trước

Trước khi tìm hiểu về các bước thiết kế hệ thống máy lạnh công nghiệp có vài lưu ý là cần phân biệt rõ ràng giữa Hệ thống lạnh trung tâm và Cụm Dàn lạnh Giấu trần nối ống gió. Với hình mô tả hệ thống lạnh trung tâm VRV IV bên trên đó là nguyên lý của một hệ thống điều hòa trung tâm cơ bản loại làm lạnh trực tiếp và cả cụm dàn lạnh giấu trần nối ống gió. Một hệ thống trung tâm như vậy thường bao gồm Thiết bị làm lạnh không khí trong phòng (Dàn lạnh) hệ thống đường ống dẫn gas và bộ chia gas, Thiết bị giải nhiệt bên ngoài (Cụm dàn nóng)


Còn với điều hòa giấu trần nối ống gió hoặc Cụm dàn lạnh giấu trần nối ống gió trong hệ thống trung tâm thì đó chỉ là một Dàn lạnh trong tổng số nhiều Dàn lạnh được kết nối cùng một hệ thống (một Hệ thống điều hòa trung tâm có thể có nhiều kiểu dàn lạnh như: giấu trần, âm trần Cassette, áp trần, treo tường, tủ đứng,..) và điều hòa 2 cụm cũng có kiểu dàn lạnh này. Các Dàn lạnh như treo tường, âm trần cassette, áp trần,..khác thì hầu hết không khí được làm lạnh và thổi ra ngay tại miệng thổi trên Dàn lạnh còn với kiểu Giấu trần nối ống gió thì Dàn lạnh được nối thêm một kênh ống dẫn gió để phân phối gió lạnh ra nhiều vị trí xa hơn dàn lạnh thông qua các Miệng gió được gia công nhiều kiểu riêng biệt theo thiết kế của từng công trình.


1 . Tính công suất lạnh từng phòng:

Việc tính công suất lạnh từng phòng thường áp dụng 2 phương pháp là tính theo hệ số kinh nghiệm và bằng phần mềm tính tải lạnh và sẽ dựa vào mục đích sử dụng để xác định công suất lạnh tương đối chính xác.


Ví dụ như phòng có bếp thì nhiệt lượng cao cần tính bù tải lạnh, phòng khách thì sẽ tập trung các hoạt động của nhiều người nên tải nhiệt sẽ cao hơn phòng ngủ, hội trường hay nhà hàng tiệc cưới thì sẽ tập trung nhiều tải nhiệt trong thời gian ngắn nên cần tính dư một chút (khoảng 350w/m2). Tùy theo từng mục đích sử dụng sẽ có các yếu tố cần lưu ý khác nhau như: ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, môi trường có mật độ người sử dụng cao, môi trường có nhiều thiết bị phát sinh nhiệt nóng, cửa mở ra vào thường xuyên, thời gian sử dụng… Tổng hợp lại việc tính công suất lạnh là một quá trình cần nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. có thể tìm hiểu “cách tính công suất lạnh” cho một vài không gian tính theo hệ số kinh nghiệm .


2 . Chọn kiểu Dàn lạnh trong phòng, dàn nóng bên ngoài và bố trí theo kiến trúc có sẵn của mặt bằng:

Việc chọn kiểu dàn lạnh sẽ dự vào các yều tố như mục đích sử dụng của không gian như yêu cầu thẩm mỹ, mức độ cao cấp so với năng lực tài chính của chủ đầu tư vì các kiểu Dàn lạnh có cùng công suất nhưng khác nhau về kiểu dáng sẽ có giá thành khác nhau.


Ví dụ như: Nhà hàng tiệc cưới đa số sử dụng 2 kiểu Dàn lạnh gắn trần là: Âm trần Cassette và Giấu trân nối ống gió đưa ra các miệng gió khe dài, khuếch tán,.. một số nhà hàng nhỏ cần chi phí thấp hay các hội trường có thể dùng kiểu Dàn lạnh Áp trần hoặc Tủ đứng..

Văn phòng Hạng A, Biệt thự và Trung tâm thương mại cao cấp cũng thường sử dụng kiểu giầu trần nối ống gió. Riêng biệt thự có thể thêm kiểu Dàn lạnh âm trần có “mắt cảm biến” con người..


Văn phòng Hạng B, C có thể chọn kiểu Giấu trần nối ống gió đơn giản đưa ra các miện gió 4 hướng khuếch tán hoặc Âm trần Cassette và treo tường..

Nhà xưởng, hội trường lớn thì có kiểu Packaged công nghiệp dạng Tủ đứng hoặc Giấu trần nối ống gió loại công suất lớn.


Các không gian công cộng như Bệnh viện, Trung tâm thương mại, Siêu thị,.. có thể dùng Áp trần, Tủ đứng, Giấu trần nối ống gió tùy theo bố trí của mỗi không gian, ví dụ như: Với những siêu thị có kệ hàng chất lên cao thì không nên dùng kiểu Tủ đứng đặt sàn vì luồn gió lạnh thổi ra ở tầm thấp nên không đối lưu làm lạnh tốt, nhưng trong một số trường hợp khu vực hàng hóa thưa thớt hoặc kệ hàng đặt thấp vẫn dùng được để tiết kiệm chi phí…


Các kiểu Dàn lạnh của Hệ thống điều hòa trung tâm VRV rất đa dạng và có thể thích hợp cho nhiều kiểu kiến trúc nên trong mọi trường hợp đều có thể xem xét sử dụng nhiều kiểu Dàn lạnh khác nhau nếu phù hợp với nhu cầu. Cần lưu ý các yếu tố như cao độ trần dưới đà Betong để chọn loại Dàn lạnh mỏng hay dày tùy cao độ của mỗi công trình, nếu chọn loại Giấu trần nối ống gió thì cao độ để đi ống gió trong trần qua đà là yếu tố quan trọng.


Nhìn chung khi chọn kiểu Dàn lạnh trong nhà cần lưu ý tổng thể các yếu tố như: Công suất thiết bị, Tính thẩm Thẩm mỹ, Mức đầu tư về kinh tế cho côn trình vì điều này ảnh hưởng nhiều đến việc chọn các kiểu Dàn lạnh giá thành cao hay thấp, mức độ đáp ứng về kỹ thuật cũng như tiết kiệm trong quá trình sử dụng cũng cần qua tâm vì khi chọn các Dàn lạnh cùng công suất mà các kiểu không thích hợp với không gian mặt bằng thì sẽ không hiệu quả. Ví dụ như chọn kiểu dàn lạnh gắn trên trần trong khi mặt bằng rộng có cao độ trần so với sàn hơn 6m thì máy lạnh sẽ phải chạy làm lạnh tất cả khối lượng không khí trên cao rồi đối lưu dần xuống thấp sẽ không không hiệu quả, trong trường hợp này nên chọn các kiểu Dàn lạnh có thể bố trí ở tầm thấp hoặc thổi tập trung để tăng tốc độ đối lưu làm lạnh.


3. Bố trí thiết bị Dàn lạnh, Dàn nóng theo mặt bằng cụ thể:

Với các Dàn lạnh thổi trực tiếp thì việc bố trí khá đơn giản hầu như chỉ chọn vị trí đặt sao cho thích hợp là xong, còn với kiểu Dàn lạnh Giấu trần nối ống gió thì có phần phức tạp hơn. Lúc này cần chọn sơ đồ bố trí kênh ống dẫn gió và các miệng gió cấp, gió hồi, chọn kiểu cửa gió cấp lạnh, cửa gió hồi không khí lạnh trong phòng về Dàn lạnh. Phải dựa vào thông số kỹ thuật cụ thể của mỗi Model Dàn lạnh để tính toán ra kích thước các đoạn ống gió và kích cỡ các miệng gió, thông thường sẽ có một số phần mềm hỗ trợ cho việc tính toán này nhưng người thiết kế vẫn phải tư duy để có được kết quả tối ưu nhất.


Nên bố trí Dàn lạnh sao cho hài hòa trên mặt bằng trần mà vẫn đáp ứng được các thông số thích hợp để hệ thống máy lạnh hoạt động hiệu quả, ví dụ như: khoản cách giữa các Dàn lạnh trên trần không quá gần (từ 3 ~4m), giữa các miệng gió cấp (từ 2.5 ~ 4m) các miệng gió hồi và miệng gió cấp không nên bố trí quá gần nhau (đối với giấu trần nối ống gió). Hạn chế bố trí Dàn lạnh hoặc miệng cấp gió lạnh gần trên khu vực như đầu giường ngủ, trên đầu người làm việc thổi từ phía sau,.


Với Dàn nóng có thể chọn những vị trí như trên mái tòa nhà, đặt tại nơi khuất ở tầng trệt hoặc những vị trí có đáp ứng việc giải nhiệt cho Dàn nóng.


4. Nạp các thông số vào phần mềm hỗ trợ

Về bước này sẽ có một bài viết hướng dẫn cụ thể cách nhập như thế nào sau khi đã đi qua các bước trên.


Các phần mềm hỗ trợ thường được các Nhà sản xuất cung cấp miễn phí và hỗ trợ hướng dẫn sử dụng qua các khóa huấn luyện. Sau khi chọn xong công suất và kiểu Dàn lạnh cho mỗi không gian sẽ dựa vào các vị trí thiết bị trên mặt bằng bản vẽ và thông số trên Catalogue sản phẩm để vào chọn nhập vào phần mềm tính chọn (Selection Software) chọn tỉ lệ kết nối và nạp các thông số cần thiết của công trình như nhiệt độ môi trường, nhiệt độ làm lạnh, các độ cao chênh lệch, chiều dài các đoạn ống trục, ống nhánh để xuất ra một sơ đồ nguyên lý và Danh sách đầy đủ Model thiết bị phụ kiện.


Bao gồm Dàn lạnh, Dàn nóng, Bộ chia gas, Phụ kiện điều khiển kèm theo và vật tư chính của hệ thống,. Từ bảng này có thể điền vào báo giá để có được giá sơ bộ của hệ thống Máy lạnh trung tâm VRV.

 

Tin liên quan cùng chuyên mục Công nghiệp, xây dựng