Răng khấp khểnh có làm răng sứ được không? - nha khoa delia

Ngày đăng: 1/20/2025 9:46:46 AM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 3
Chi tiết [Mã tin: 5798550] - Cập nhật: 11 phút trước

Răng khấp khểnh có làm răng sứ được không? Hàm răng khấp khểnh là điều chẳng ai mong muốn, khiến bản thân luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại cười và ngại giao tiếp với những người xung quanh. Vậy sự thật răng khấp khểnh có làm răng sứ được không? Câu trả lời sẽ được bật mí qua bài chia sẻ dưới đây.

Nhiều người tìm đến thẩm mỹ răng sứ với hy vọng cải thiện hàm răng lộn xộn

Răng khấp khểnh có làm răng sứ được không?

Khoảng 45% trường hợp người trưởng thành đang gặp phải vấn đề răng khấp khểnh là con số thống kê của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ. Đây là tình trạng răng mọc sai vị trí hoặc sai hướng so với răng thông thường.

Dấu hiệu dễ nhận biết răng khấp khểnh chính là các răng mọc chen chúc, chồng chéo với nhau trên cung hàm. Điều này khiến khớp cắn bị lệch và cấu trúc khuôn mặt bị thay đổi. 

45% tỷ lệ người trưởng thành đang gặp phải vấn đề răng khấp khểnh

Rất nhiều người có răng khấp khểnh muốn cải thiện tình trạng này bằng cách làm răng sứ. Vậy răng khấp khểnh có làm răng sứ được không? Răng khấp khểnh hoàn có thể làm răng sứ. Các bác sĩ sau khi đã xem xét tình trạng, sau đó sẽ tiến hành đo và chế tác răng sứ với kích thước phù hợp với cùi răng vừa mài. 

Tuy nhiên không phải trường hợp răng khấp khểnh, lệch khớp cắn nào cũng có thể thực hiện được phương pháp thẩm mỹ răng sứ. Chỉ những trường hợp răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ mới đem tới hiệu quả tốt nhất.

Vì nếu khớp cắn bị lệch quá nặng, bọc răng sứ sẽ không phát huy được tối đa hiệu quả của nó, khớp vẫn sẽ bị lệch. Do đó tốt nhất bạn nên cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị khác như niềng răng hoặc phẫu thuật chỉnh nha sẽ phù hợp hơn. 


Răng khấp khểnh bọc răng sứ có đau không?

Một trong số những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là liệu răng lệch lạc khấp khểnh bọc sứ có đau không. Thực chất hiện nay kỹ thuật nha khoa đã phát triển hơn nên dù bạn bọc sứ trong trường hợp khấp khểnh hay sứt mẻ răng,… thì đều không đau nhức. Ngoài ra khi bọc sứ bác sĩ sẽ tiêm tê nên bạn hoàn toàn cảm thấy an toàn, thoải mái trong suốt quá trình làm răng. Chỉ sau 2 buổi thăm khám bạn sẽ nhanh chóng sở hữu một hàm răng trắng sáng và đều đẹp.

Tuy nhiên nếu như bọc sứ răng khấp khểnh ở một địa chỉ nha khoa thiếu uy tín thì khả năng đau nhức, ê buốt, khó chịu vẫn có thể xảy ra. Điều này nhắc nhở bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa tốt, uy tín để bọc răng sứ.


Bọc răng sứ răng khấp khểnh có bền không? Khi nào nên bọc răng sứ lại?

Độ bền của phương pháp bọc răng sứ cho răng khấp khểnh sẽ còn tùy thuộc vào những yếu tố. Cụ thể dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền khi bọc răng sứ khểnh:

  • Địa chỉ làm răng sứ, tay nghề bác sĩ: Nếu như bọc sứ răng khấp khểnh ở địa chỉ nha khoa uy tín thì chắc chắn độ bền sẽ cao hơn hẳn khi làm răng sứ ở địa chỉ nha khoa kém chất lượng.
  • Chất liệu mão sứ: Nếu chất liệu mão sứ tốt chắc chắn độ bền của nó cũng sẽ cao hơn. Thông thường những loại sứ cao cấp hiện nay có độ bền lên tới 15 năm thậm chí 20 năm hoặc hơn.
  • Chăm sóc sức khỏe răng miệng: Sau khi bọc sứ cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định tới độ bền của mão sứ. Nếu như chải răng đúng cách, hạn chế ăn đồ dai cứng,… thì mão sứ sẽ có độ bền cao hơn. 

Bọc răng sứ răng khấp khểnh rẻ hay đắt?

Chi phí bọc sứ cho răng khấp khểnh cũng sẽ giống với những trường hợp bọc sứ thông thường. Cụ thể sẽ dao động từ 3 triệu – 30 triệu/răng. Mức giá sẽ có sự thay đổi tùy theo số lượng răng, loại sứ, nha khoa mà bạn thực hiện,… Vì thế để biết chính xác số tiền bỏ ra bọc sứ răng khấp khểnh bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vẫn kỹ lưỡng hơn. 


Răng khấp khểnh nên lựa chọn niềng răng hay bọc răng sứ?

Hai giải pháp hoàn hảo nhất được nhiều người chọn lựa để cải thiện hàm răng khấp khểnh chính là niềng răng và bọc răng sứ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết giải pháp nào là phù hợp với răng của mình. Chính vì thế hãy cùng tìm hiểu khi nào nên niềng răng và khi nào nên bọc răng sứ đối với răng khấp khểnh qua những chia sẻ dưới đây nhé!


Khi nào nên niềng răng?

Với những người có hàm răng khấp khểnh hay lệch khớp cắn quá nhiều, lời khuyên dành cho bạn chính là chọn niềng răng thay vì bọc răng sứ. Bởi đây được coi là một giải pháp tốt nhất giúp sắp xếp lại những răng mọc lệch, khấp khểnh, đem tới một hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin hơn. 

Ngoài ra tương quan giữa những bộ phận trên khuôn mặt cũng sẽ được hài hòa, khớp cắn cũng sẽ khỏe mạnh, mô răng không bị xâm lấn cũng như cải thiện chức năng ăn nhai của bạn tốt hơn.

Răng khấp khểnh nên lựa chọn niềng răng hay bọc răng sứ?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng mà bạn có thể lựa chọn:

  • Niềng răng bằng mắc cài: Mắc cài kim loại (tự đóng và loại thường), mắc cài sứ, mắc cài pha lê.
  • Niềng răng vô hình: Invisalign (Mỹ), ECligner (Hàn Quốc),…

Để có thể được tư vấn kỹ hơn về phương pháp niềng răng phù hợp, bạn có thể đến trực tiếp nha khoa thẩm mỹ Delia gần nhất. Các bác sĩ tại đây sẽ tư vấn kỹ lượng và đưa ra phương pháp điều trị hỗ trợ bạn tận tình nhất.


Khi nào nên bọc răng sứ?

Như đã chia sẻ bên trên chỉ trong những trường hợp răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ mới nên làm răng sứ. Ngoài ra những trường hợp như răng khấp khểnh chồng chéo lên nhau, răng khấp khểnh kèm theo những vấn đề liên quan khác nhu móm, hô, khớp cắn sâu, răng nhạy cảm, chân răng yếu,… cũng không nên bọc sứ. 

Ngoài ra, hiện nay có 2 chất liệu phổ biến cho bạn chọn lựa khi làm răng sứ. Đó là sứ kim loại và sứ toàn sứ. 

Răng khấp khểnh nên lựa chọn niềng răng hay bọc răng sứ?

  • Sứ kim loại: Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên độ bền không cao (5-7 năm) và khi sử dụng lâu dễ gặp phải tình trạng oxi hóa, xuất hiện những mảng bám màu đen kém thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
  • Sứ toàn sứ: Giá thành cao hơn, chất lượng tốt với độ bền có thể lên đến 20 năm hoặc hơn nếu như biết cách vệ sinh răng miệng phù hợp. Sứ toàn sứ hoàn toàn bằng sứ nguyên chất nên người sử dụng sẽ không phải đối diện với tình trạng oxi hóa trong môi trường răng miệng. 

Tham khảo thêm: Răng khấp khểnh có làm răng sứ không

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ