Rối loạn ăn uống ở trẻ em là gì?

Ngày đăng: 11/1/2023 4:59:11 PM - Lĩnh vực khác - Toàn Quốc - 43
Chi tiết [Mã tin: 4970269] - Cập nhật: 32 phút trước

Rối loạn ăn uống ở trẻ em là tình trạng ăn uống bất thường, không hợp lý và khoa học khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng hoặc dư thừa một số nhóm dinh dưỡng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.  Vậy chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây. 

Rối loạn ăn uống ở trẻ em là gì?

Rối loạn ăn uống ở trẻ em là tình trạng trẻ gặp các vấn đề liên quan đến việc ăn uống, thường nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý trẻ bị ảnh hưởng chứ không phải do thức ăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Rối loạn ăn uống ở trẻ em có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là độ tuổi thiếu niên. Xã hội ngày càng phát triển, mọi người có xu hướng coi trọng hình thể, vóc dáng nhiều hơn. Điều này đã tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, khiến trẻ cũng bị ám ảnh bởi vấn đề cân nặng.

Các triệu chứng của rối loạn ăn uống ở trẻ em được biểu hiện bằng việc chúng có những thay đổi rõ rệt trong hành vi và trong cách ăn uống. Thông qua đó, tình trạng này cũng phản ánh được các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà trẻ đang phải đối mặt như: bị trêu chọc, lạm dụng, bắt nạt,...

Nguyên nhân gây rối loạn ăn uống ở trẻ em

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào xác định chính xác được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống ở trẻ. Tuy nhiên, những nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến như sau:

  • Do trẻ tự ti về vóc dáng, ngoại hình của mình, cảm thấy mình không có sự thu hút
  • Trẻ quá coi trọng vóc dáng, ngoại hình, ám ảnh về việc bị tăng cân
  • Do thường xuyên tập luyện các môn thể thao tập trung vào việc ổn định cân nặng như: múa ba lê, đấu vật, trượt băng
  • Do di truyền, nếu trong gia đình có người thân có tiền sử bị rối loạn ăn uống thì tỷ lệ trẻ mắc chứng bệnh này cũng sẽ cao hơn
  • Một số nguyên nhân khác phải kể đến như trẻ bị mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần như: trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,...

Rối loạn ăn uống ở trẻ em bao gồm những loại nào?

Chứng biếng ăn

Đây là một trong những dạng rối loạn ăn uống ở trẻ em thường gặp nhất. Trong trường hợp này, trẻ thường ăn rất ít dẫn đến tình trạng bị chậm tăng cân. Hiện nay, không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng rất quan trọng hình thể vóc dáng, bị ám ảnh bởi chiều cao và cân nặng. Trẻ có xu hướng sợ hãi quá mức về việc bị tăng cân, chính vì thế chúng thường ăn ít, thậm chí là rất ít để kiểm soát vấn đề này.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ nếu kéo dài sẽ để lại một số hậu quả như:

  • Chậm phát triển về chiều cao và cân nặng
  • Dễ bị tụt huyết áp do ăn uống không đầy đủ
  • Nhịp tim không ổn định
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, không có năng lượng, dễ bị ngất xỉu
  • Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi
  • Còi xương
  • Gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần, dễ cảm thấy chán nản, có thể có những hành động làm hại bản thân

Chứng cuồng ăn

Cuồng ăn cũng là một dạng rối loạn ăn uống ở trẻ em. Trái ngược với chứng biếng ăn, trẻ mắc chứng cuồng ăn sẽ ăn khối lượng thức ăn nhiều hơn rất nhiều so với bình thường. Chúng thường ăn nhanh và ăn không kiểm soát, có thể ăn mọi lúc, mọi nơi, ăn bất kể lúc no lúc đói.

Dạng rối loạn ăn uống ở trẻ em này sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường như:

  • Tăng cân mất kiểm soát, dễ bị thừa cân béo phì
  • Nhịp tim không ổn định, dễ mắc các bệnh về tim mạch
  • Dễ bị buồn nôn và nôn ra
  • Dễ bị sâu răng, gặp tình trạng viêm tuyến nước bọt
  • Nồng độ cholesterol trong tăng cao, dễ bị nhiễm mỡ, gan nhiễm mở
  • Một số trường hợp trẻ có thể bị ngưng thở trong khi ngủ

Chuẩn đoán và cách điều trị chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ cần chú ý theo dõi con thật sát sao. Nếu thấy trẻ có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào trong cách ăn uống, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ thăm khám, xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn cách điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu bất thường trong hành vi và thói quen ăn uống của trẻ mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Trẻ thay đổi thói quen ăn uống, thay đổi khẩu vị
  • Trẻ thích ăn một mình
  • Trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn, thường xuyên vào nhà vệ sinh
  • Trẻ tăng cường tập thể dục thể thao, chú ý đến vấn đề cân nặng, thường xuyên kiểm tra cân nặng

Với những trường hợp trẻ bị mắc chứng cuồng ăn, tiêu chuẩn để chẩn đoán lâm sàng được các chuyên gia xác định bao gồm các triệu chứng, biểu hiện cuồng ăn, diễn ra ít nhất 1 lần/ 1 tuần. Tình trạng này kéo dài liên tục trong 3 tháng. Trẻ sẽ ăn không kiểm soát được tốc độ, mức độ ăn uống kết hợp ít nhất với 3 trong số các biểu hiện sau đây:

  • Khối lượng thức ăn trẻ nạp vào cơ thể nhiều hơn rất nhiều so với bình thường
  • Trẻ ăn kể cả khi không thấy đói, thậm chí là đã no
  • Trẻ thích ăn một mình
  • Sau khi ăn quá nhiều thường có biểu hiện chán ghét hoặc cảm thấy tội lỗi, ân hận

Việc điều trị rối loạn ăn uống của trẻ sẽ cần đến sự hỗ trợ của cả bác sỹ và cả các chuyên gia về dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý. Tùy thuộc vào từng loại rối loạn ăn uống ở trẻ em mà bác sỹ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Tổng kết

Trên đây là tất cả những thông tin về chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em.  Dù ở dạng nào thì rối loạn ăn uống cũng đều để lại những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngay khi thấy trẻ có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sỹ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị.


PREMIUM THERAPY

Lầu 3, Master Building, 41 – 43 Trần Cao Vân, Quận 3, Tp.HCM

Tel: 028 3929 1119

Hotline: 09 119 10 119

Website: www.premiumtherapy.vn

Fanpage: Premium Therapy


Tin liên quan cùng chuyên mục Lĩnh vực khác