Sắt, thép và các hợp kim - vật liệu được dùng trong cơ khí

Ngày đăng: 12/4/2020 9:45:26 AM - Công nghiệp, xây dựng - Bình Thuận - 1031
Chi tiết [Mã tin: 3143029] - Cập nhật: 54 phút trước

Ngày nay với sự phát triển không ngừng nghĩ của khoa học kỹ thuật, thì mỗi vật liệu đều có những phương pháp gia công và ứng dụng rất khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm hiểu sắt, thép và các hợp kim - vật liệu thường dùng để gia công cơ khí. Cho ra đời những loại nguyên vật liệu hiện đại, tân tiến phục vụ cho nền kinh tế nước nhà, giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp theo nhu cầu mà còn tiết kiệm chi phí đang kể với phương pháp gia công sắt thép thích hợp.

1. SẮT 

( Sắt hộp đủ kích cỡ )

Sắt là kim loại được tách ra từ các mỏ quặng sắt, và rất khó tìm thấy nó ở dạng tự do. Để thu được sắt tự do, các tạp chất phải được loại bỏ bằng phương pháp khử hóa học. Sắt được sử dụng trong sản xuất gang và thép.

Ngày nay, nhu cầu gia công cơ khí cắt gọt kim loại ngày càng cao, vậy nên sắt đã chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Sự kết hợp của giá thành thấp và các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẽo, độ cứng làm cho nhu cầu gia công cắt sắt theo nhu cầu trở thành không thể thay thế được, đặc biệt trong các ứng dụng như sản xuất ô tô, thân tàu thủy lớn, các bộ khung cho các công ty xây dựng...

2. THÉP

( Thép hộp đủ kích cỡ các loại ) 

Thép là hợp kim của sắt và cacbon và một số nguyên tố khác, hàm lượng cacbon trong thép khá nhỏ 2,14%

Tùy theo thành phần hóa học mà người ta phân thép thành 2 nhóm: Cacbon và thép hợp kim.

+ Thép cacbon: ngoài sắt và cacbon thì còn các nguyên tố khác gọi là tạp chất trong thành phần của thép như: Mn, Si, P...

+ Thép hợp kim: ngoài sắt và cacbon và có các tạp chất, đó là nguyên tố được người ta đưa vào cho phù hợp gồm có: W, V, Mo, Ti, Cu, Ta, B, N...

Thép có tính ứng dụng công nghệ tốt, có nhiều chủng loại nên được ứng dụng rất đa dạng. Chính vì vậy nhu cầu gia công thép phục vụ xây dựng, đóng tàu... không ngừng tăng cao.

3. GANG

( Gang sản xuất được chảo) 

Gang được biết đến là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác, hàm lượng cacbon trong gang lớn hơn 2,14%.

Gang là loại hợp kim có tính đúc tốt và với độ chảy loãng cao, độ co ngót ít, dễ điền đầy vào khuôn. Gang là vật liệu chịu được lực nén rất mạnh, chịu tải trọng tĩnh khá tốt và chịu mài mòn tốt. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của gang có tính giòn và chịu va đập kém. Do vậy, thường được sử dụng để gia công cơ khí theo yêu cầu cho các chi tiết máy có hình dáng phức tạp như: vỏ máy, thân máy bánh đai, trục khuỷu, bánh đà, bánh răng, trục cán, ổ trượt...

Ngoài ra, gia công cơ khí còn sử dụng nhiều loại vật liệu khác như: kim loại đen, hợp kim màu, kim loại cứng... Việc chế tạo nên các sản phẩm từ những loại vật liệu kể trên, đòi hỏi phải có đầy đủ các loại máy móc hiện đại, và những người thợ với trình độ cao, biết điều khiển thành thạo các loại máy móc gia công.

4. INOX

(Tổng hợp inox đủ kích cỡ)

Inox hay còn gọi là thép không rỉ, là một dạng hợp kim của sắt chứa tối thiểu 10,5% Crom, nó ít bị đổi màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác.

Inox là hợp kim có độ bền cao, không rỉ do khó tác dụng với các loại chất khác, kể cả các chất hóa học mạnh. Inox có thể chịu được nhiệt độ lên tới 12000 độ C, chịu lạnh tốt và dễ gia công hơn các vật liệu khác. Nó được ứng dụng vô cùng rộng rãi, từ các đồ dùng đơn giản trong nhà cho đến các kiến trúc nội thất phức tạp.

Hiện nay, cắt CNC Inox là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng để sở hữu những thành phẩm hoàn hảo đến từng chi tiết.

CÁC LOẠI THÉP DÙNG TRONG CƠ KHÍ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

1.THÉP CD80

( Cửa cuốn BOSSDOOR làm từ thép CD80) 

Giải thích ký hiệu thép CD80: chữ " C " có ý nghĩa là cacbon, chữ " D " là dụng cụ, chỉ số 80 là hàm lượng cacbon có trong thép là 0.08%.

2. THÉP C65

Thép C65 là loại thép có hàm lượng cacbon 0.65% và chứa các tạp chất lưu huỳnh, phốt pho, silic.

( Thép C65)

3. THÉP CT38 

Thép CT38 cũng là loại thép làm từ nguyên liệu cacbon, với hàm lượng cacbon có trong thép là 0.38% song song đó vẫn còn chứa tạp chất như: lưu huỳnh, mangan, phốt pho, silic...

( Thép CT38) 

4. THÉP C45

( Thép C45)

Thép C45 là loại thép có hàm lượng cacbon là 0.45% , bên cạnh đó còn chứa nhiều tạp chất khác như: lưu huỳnh, phốt pho, đồng, niken, silic...

Thành phần hóa học của thép C45 là: cacbon 0.42 - 0.50% , silic 0.15 - 0.35%, phốt pho 0.025%...

Thép C45 được dùng trong cơ khí để chế tạo bù lon, ốc vít, làm các chi tiết máy móc, bánh răng, trục, liềm, rìu... Ngoài ra thép C45 còn được ứng dụng trong xây dựng và công nghiệp.

5. THÉP HỢP KIM

( Thép hợp kim)

Thép hợp kim là loại thép chứa một lượng thành phần hợp kim thích hợp, các nguyên tố được đưa vào để thay đổi tính chất của thép là: Crom, niken, silic, titan, đồng...

* Những ưu điểm của thép hộp kim:

+ Thép hợp kim có độ bền cao hơn so với thép cacbon.

+ Thép hợp kim vẫn giữ được đặc tính ở nhiệt độ cao hơn 200 độ C. 

+ Có từ tính, chống ăn mòn và có tính giãn nở ở nhiệt độ thích hợp.

PHÂN LOẠI THÉP HỢP KIM DÙNG TRONG CƠ KHÍ

Chúng ta sẽ phân loại thép hợp kim dễ dàng qua 3 yếu tố như nồng độ hợp kim trong thép, nguyên tố hợp kim, công dụng của thép hợp kim.

Phân loại theo nồng độ hợp kim có trong thép sẽ có 3 loại như sau: 

+ Thép có lượng hợp kim thấp: hàm lượng các nguyên tố hợp kim đưa vào trong thép chưa tới 2.5%

+ Thép có hàm lượng hợp kim trung bình: hàm lượng nguyên tố hợp kim đưa vào trong thép khoảng 2.5% - 10%.

+ Thép có hàm lượng hợp kim cao: hàm lượng nguyên tố hợp kim đưa vào trong thép lớn hơn 10%.

Phân loại theo các nguyên tố hợp kim: ví dụ như thép có chứa hàm lượng silic gọi là thép silic, thép có hàm lượng phốt pho gọi là thép phốt pho, thép có hàm lượng crom gọi là thép crom...

Phân loại thép hợp kim theo công dụng: 

+ Thép hợp kim kết cấu.

+ Thép hợp kim dụng cụ.

+ Thép hợp kim đặc biệt.

MÁC THÉP TRONG CƠ KHÍ LÀ GÌ?

Mác thép trong cơ khí là một tên gọi chuyên ngành trong ngành kỹ thuật, được hiểu nôm na là mác thép dùng để phân loại các sản phẩm thép khác nhau. Mác thép là tiêu chí để đánh giá khả năng chịu lực vi khi xem xét lựa chọn sản phẩm thép, người ta thường quan tâm đến chất lượng và độ tiêu chuẩn của từng loại mà có thể đoán được khả năng chịu lực của từng loại ra sao.

( Dấu hiệu dùng để phân biệt mác thép ) 

CÁC MÁC THÉP THÔNG DỤNG TRONG CƠ KHÍ

1. MÁC THÉP SS400

( Thép SS400 ) 

 Giải thích ký hiệu ghi chép SS400: chữ " SS " có nghĩa là kết cấu thép ( viết tắt của từ Steel Structure ), con số 400 ở sau là chỉ số thể hiện độ bền kéo ( đơn vị N / MM2 ).

Đây là loại thép trong cơ khí được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Mác thép SS400 là loại thép được dùng nhiều trong mảng cơ khí và xây dựng, vì nó có những đặc thù và tính chất riêng biệt so với những loại khác nên được ứng dụng làm sản phẩm như thép cuộn, thép tấm thông dụng, thép hình chữ H, I, U, V... Và còn là nguyên vật liệu quan trọng để xây dựng công trình nhà xưởng, nhà ở...

Bên cạnh đó mác thép SS400 là loại mác thép có cacbon phổ biến, được sản xuất trên quy trình công nghệ Nhật Bản. Nên sẽ đảm bảo các tiêu chí về chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

2. MÁC THÉP C45 

( Thép C45 ) 

Giải thích ký hiệu mác thép C45: chữ " C " là ký hiệu của loại thép cacbon, số 45 thể hiện ý nghĩa là trong mác thép có chứa 0.45% hàm lượng cacbon.

Cũng giống như SS400 thép C45 là loại thép cacbon có kết cấu và chất lượng vượt trội hơn hẳn thép SS400, có nồng độ cacbon tầm khoảng 0.45%.

Mác thép C45 được dùng để chế tạo ra các sản phẩm có ích trong ngành cơ khí như là: bánh đà, bù lon, ốc vít, ren...

ĐỊA ĐIỂM CUNG CẤP CÁC LOẠI THÉP CƠ KHÍ UY TÍN CHÍNH HẴNG

Công Ty TNHH Sắt Thép VINASTEEL là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn lựa chọn mua các loại thép sử dụng trong cơ khí. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực cung cấp sắt, thép ( vật tư xây dựng ) cho các công trình xây dựng lớn nhỏ.

Hotline: 0898.132.131 Ms.Tiên ( Zalo ) 

Website: vinasteel.vn - vinasteel.net

Tin liên quan cùng chuyên mục Công nghiệp, xây dựng