So sánh 2 tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: fssc 22000 và iso 22000

Ngày đăng: 12/26/2024 8:33:58 PM - Dịch vụ - Toàn Quốc - 7
  • ~/Img/2024/12/so-sanh-2-tieu-chuan-an-toan-thuc-pham-fssc-22000-va-iso-22000-01.jpg
  • ~/Img/2024/12/so-sanh-2-tieu-chuan-an-toan-thuc-pham-fssc-22000-va-iso-22000-02.jpg
~/Img/2024/12/so-sanh-2-tieu-chuan-an-toan-thuc-pham-fssc-22000-va-iso-22000-01.jpg ~/Img/2024/12/so-sanh-2-tieu-chuan-an-toan-thuc-pham-fssc-22000-va-iso-22000-02.jpg
Chi tiết [Mã tin: 5759445] - Cập nhật: 13 phút trước

So sánh 2 tiêu chuẩn FSSC 22000 và ISO 22000So sánh 2 tiêu chuẩn FSSC 22000 và ISO 22000

Trước những yêu cầu khắt khe của khách hàng khó tính như Hoa Kỳ, Úc, Newzaeland, Nhật Bản, Canada,… Và các doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đang có xu hướng nâng cấp lên tiêu chuẩn FSSC 22000. Vậy 2 tiêu chuẩn này có điểm nào khác nhau, cùng ICERT GLOBAL tìm hiểu nhé!

FSSC 22000 và ISO 22000 là gì?

Định nghĩa của 2 tiêu chuẩn phổ biến trong ngành thực phẩmĐịnh nghĩa của 2 tiêu chuẩn phổ biến trong ngành thực phẩm

– ISO 22000Đây là một tiêu chuẩn toàn cầu dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, cung cấp khung để doanh nghiệp xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này không phải là chương trình chứng nhận riêng biệt, mà tập trung vào hệ thống quản lý chung của tổ chức.

– FSSC 22000 (Food Safety System Certification): Là một chương trình chứng nhận an toàn thực phẩm toàn diện, bao gồm ISO 22000 và các yêu cầu bổ sung cụ thể của FSSC. Chương trình này được GFSI (Global Food Safety Initiative) công nhận, giúp các doanh nghiệp đạt được sự tin cậy cao hơn trên thị trường quốc tế.

So sánh sự khác nhau giữa tiêu chuẩn FSSC 22000 và ISO 22000

Sự khác nhau giữa 2 tiêu chuẩn FSSC 22000 và ISO 22000Sự khác nhau giữa 2 tiêu chuẩn FSSC 22000 và ISO 22000

Bảng so sánh sự khác nhau giữa tiêu chuẩn ISO 22000 và FSSC 22000

ISO 22000FSSC 22000Cấu trúc cấp cao (HLS), dễ tích hợp với các hệ thống như ISO 9001, ISO 14001.Cấu trúc HLS, tích hợp tốt với các hệ thống quản lý khác.2 chứng nhận đều có hiệu lực 3 năm

Tuân thủ nguyên tắc hệ thống quản lý an toàn thực phẩm kết hợp với HACCP.Tuân thủ ISO 22000 và các điều kiện tiên quyết (PRPs). Quản lý gian lận thực phẩm và bảo vệ thực phẩm.Không được GFSI công nhận trực tiếp.Được GFSI công nhận.Tổng quát cho hệ thống quản lý thực phẩm.Cung cấp yêu cầu chi tiết cho từng loại hình sản xuất thực phẩm.Tập trung vào cơ sở hạ tầng an toàn thực phẩm chung.Cung cấp yêu cầu chi tiết về kiểm soát môi trường sản xuất và an toàn thiết bị.

Các yếu tố doanh nghiệp cần bổ sung khi nâng cấp từ FSSC 22000 lên ISO 22000

6 yếu tố mà doanh nghiệp cần bổ sung6 yếu tố mà doanh nghiệp cần bổ sung

Vậy khi 1 doanh nghiệp muốn nâng cấp lên FSSC 22000 khi đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Cần phải thực hiện những yêu cầu nào cho tiêu chuẩn này?

FSSC 22000 dựa trên ISO 22000, nhưng có một số yêu cầu bổ sung về điều kiện tiên quyết (PRPs). Và các yêu cầu cụ thể cho từng lĩnh vực trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Dưới đây là các yếu tố mà doanh nghiệp cần bổ sung khi nâng cấp từ ISO 22000 lên FSSC 22000:

Điều kiện tiên quyết (PRPs) trong FSSC 22000 và ISO 22000

ISO 22000 yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các điều kiện tiên quyết phù hợp (PRPs) nhưng không quy định tiêu chuẩn cụ thể cho các PRPs. Để nâng cấp lên FSSC 22000, doanh nghiệp cần tuân thủ các PRPs cụ thể theo các tiêu chuẩn ISO/TS 22002-x, bao gồm:

  • ISO/TS 22002-1: Ngành sản xuất thực phẩm.
  • ISO/TS 22002-2: Dịch vụ ăn uống.
  • ISO/TS 22002-3: Nông nghiệp.
  • ISO/TS 22002-4: Sản xuất bao bì thực phẩm.
  • ISO/TS 22002-5: Vận chuyển và lưu trữ.
  • ISO/TS 22002-6: Thức ăn chăn nuôi và động vật.

Yêu cầu bao gồm: vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, kiểm soát côn trùng, nguồn nước và không khí, an ninh thực phẩm, và quản lý gian lận thực phẩm.

Yêu cầu bổ sung về an ninh thực phẩm (Food Defense)

FSSC 22000 yêu cầu doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể để bảo vệ thực phẩm khỏi các mối đe dọa bên ngoài. Bao gồm việc phòng chống hành vi cố ý gây hại như phá hoại hoặc nhiễm độc thực phẩm.

Doanh nghiệp cần thiết lập và thực hiện một kế hoạch bảo vệ thực phẩm. Nhằm xác định và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an ninh.

Yêu cầu về quản lý gian lận thực phẩm (Food Fraud)

FSSC 22000 yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng chương trình quản lý gian lận thực phẩm. Để ngăn chặn việc sử dụng các nguyên liệu không phù hợp, giả mạo hoặc không an toàn. Điều này bao gồm việc xác định các mối nguy tiềm ẩn và triển khai các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn gian lận.

Đánh giá không báo trước

FSSC 22000 yêu cầu ít nhất một trong các cuộc đánh giá giám sát trong chu kỳ 3 năm phải là đánh giá không báo trước. Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm liên tục và nhất quán. Không chỉ vào thời điểm được thông báo trước.

Nâng cao chương trình kiểm soát nội bộ và tài liệu hóa

ISO 22000 yêu cầu doanh nghiệp phải có chương trình kiểm soát nội bộ và tài liệu hóa phù hợp. Nhưng FSSC 22000 đòi hỏi các quy trình và hồ sơ chi tiết hơn. Đặc biệt là các điều kiện tiên quyết cụ thể và các biện pháp bảo vệ thực phẩm và phòng chống gian lận.

Quản lý bên ngoài và nhà cung cấp

FSSC 22000 yêu cầu doanh nghiệp phải có quy trình chi tiết để đánh giá và kiểm soát các nhà cung cấp và các bên thứ ba. Đảm bảo rằng họ cũng tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và các điều kiện tiên quyết (PRPs).

ICERT GLOBAL với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm. Luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình tìm được tiêu chuẩn phù hợp. Liên hệ ngay với Icert để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CP TƯ VẤN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ICERT GLOBAL

Hà Nội: Số 7 ngách 21 ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội

Đà Nẵng: 47 Trần Đình Tri, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Tầng 4, 232/1/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0988 296 170

Email: sales@icert.vn

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ