Ssl là gì? tầm quan trọng của ssl đối với website

Ngày đăng: 5/17/2021 8:56:32 PM - Dịch vụ - Hà Nội - 71
Chi tiết [Mã tin: 3276194] - Cập nhật: 58 phút trước

SSL là gì?

SSL được viết tắt từ cụm Secure Sockets Layer – tiêu chuẩn của an ninh / công nghệ bảo mật cho phép người dùng thiết lập một liên kết được mã hóa an toàn giữa Host (máy chủ) và Client (Trình duyệt web người dùng). 

  • Liên kết này sẽ giúp đường truyền giữa máy chủ và trình duyệt được an toàn, đáng tin cậy và đảm bảo tính riêng tư. 

SSL được hàng triệu website trên toàn thế giới sử dụng nhằm bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.

Một trang web có kết nối an toàn qua SSL phải sử dụng https:// (thay vì http) trên thanh địa chỉ. Nếu bạn muốn xây dựng cửa hàng kinh doanh online thì SSL sẽ tạo sự tin cậy với người dùng truy cập và bảo mật tất cả thông tin trao đổi giữa 2 bên. Phân loại các chứng chỉ SSL phổ biến 

CA (Certificate Authority)

CA là một tổ chức phát hành những loại chứng thức là các chứng chỉ (hay chứng thư số) cho các chủ doanh nghiệp, cá nhân, người dùng, phần mềm, mã code hay máy chủ (server).  

Publisher (Nhà cung cấp) chứng thực số được xem là bên thứ 3 (được 2 bên tin tưởng) đóng vai trò hỗ trợ toàn bộ quá trình truyền tải / trao đổi thông tin an toàn. 

  • Chứng thư đạt tiêu chuẩn toàn cầu. 
  • Được CA uy tín nhất thế giới cung cấp.  
  • Tương thích với hầu hết các trình duyệt. 
  • Tối ưu chi phí với lựa chọn SAN, Wildcard.
  • Có tất cả dòng sản phẩm SSL phù hợp với định hướng doanh nghiệp.

Các loại chứng chỉ được CA cung cấp phổ biến:

DV SSL (Domain Validation)

Là một dạng chứng chỉ SSL cơ bản nhất dành cho doanh nghiệp và cá nhân và doanh nghiệp, được xác minh thông qua người sở hữu Tên miền (Domain). Quá trình xác thực tầm 5-10 phút là bạn có thể cài đặt DV SSL vào website.

Tuy nhiên, loại chứng chỉ này chỉ cung cấp một vài cách nhận dạng SSL, nên sẽ phù hợp với những trang web không quan trọng sự bảo mật cũng như không yêu cầu các thông tin cá nhân như: Mật khẩu, tên người dùng hoặc thông tin thẻ tín dụng.

OV SSL (Organization Validation)

Là một loại chứng thực số SSL được xác minh qua thông tin của doanh nghiệp khoảng 2-3 ngày làm việc. Khi lựa chọn chứng chỉ này, CA sẽ yêu cầu chủ sở hữu tên miền phải thực hiện một số xác minh bắt buộc.

OV SSL không chỉ cung cấp bảo mật cao mà còn thêm các thông tin nhận dạng của doanh nghiệp. Do đó, chứng chỉ này sẽ phù hợp với những trang web yêu cầu tính xác thực cao đối với doanh nghiệp. 

EV SSL (Extended Validation)

EV là một dạng chứng chỉ mở rộng của OV SSL, phù hợp với tất cả website thương mại điện tử. Nhưng mức chi phí sử dụng khá đắt vì chỉ hiển thị tên của doanh nghiệp / cá nhân / tổ chức trên thanh trình duyệt. 

Để xác minh danh tính, người dùng phải chờ tầm vài ngày đến vài tuần, thậm chí lâu hơn để Nhà cung cấp xác thực.

SANs SSL (Subject Alternative Names)

SANs còn được gọi là UCC – một chứng nhận đa miền, dễ dàng cài đặt và quản lý các chứng chỉ SSL.

Chứng chỉ SANs có tính bảo mật cao, đáp ứng mọi yêu cầu an toàn của máy chủ và giảm thiểu chi phí sử dụng SSL riêng lẻ cho từng tên miền.

Thêm vào đó, SANs SSL có thể tích hợp với hầu hết chứng chỉ SSL của GlobalSign gồm: EV SSL (Chứng thực mở rộng cao cấp)DV SSL (Chứng thực tên miền) và OV SSL (Chứng thực tổ chức doanh nghiệp)

Wildcard SSL (Wildcard SSL Certificate) 

Wildcard SSL giúp bảo vệ website của bạn trước các vấn đề rò rỉ / thay đổi thông tin khi truyền tải đến khách hàng.

Ưu điểm nổi bật của Wildcard là không chỉ bảo mật cho Tên miền (Domain) chính mà còn bảo vệ các Tên miền phụ (Subdomain). Thêm vào đó, Wildcard SSL giúp tối ưu chi phí và thời gian sử dụng nhưng vẫn đảm bảo khả năng bảo mật đối với các website.

  • Ví dụ: Tên miền chính của Prodima là: prodima.com và Tên miền phụ là: blog.prodima.com hay my.prodima.com

Lưu ý: Wildcard SSL cho phép bảo vệ các Subdomain không giới hạn, nhưng chúng phải cùng một cấp. 

Tin liên quan cùng chuyên mục Dịch vụ