Sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi táo bón như thế nào?

Ngày đăng: 8/29/2022 3:09:11 PM - Mẹ và bé - Toàn Quốc - 111
Chi tiết [Mã tin: 4070305] - Cập nhật: 54 phút trước

Làm thế nào để giúp con phòng ngừa cũng như cải thiện nhanh chóng các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ luôn là câu hỏi mà cha mẹ tìm kiếm nhiều nhất. Vậy cha mẹ đã biết táo bón ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ bằng cách nào chưa?

 

CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TÁO BÓN Ở TRẺ HIỆU QUẢ

Khi thấy trẻ bị khó đi ngoài, bố mẹ có thể áp dụng một số cách chữa táo bón đơn giản tại nhà sau đây:

·        Thực hiện massage nhẹ nhàng hỗ trợ trẻ tiêu hóa nhanh, tăng nhu động ruột và nhuận tràng hơn.

·        Sử dụng men vi sinh cho trẻ bị táo bón để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho con. Bởi việc bổ sung sớm các vi khuẩn có lợi sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột cũng như khắc phục các dấu hiệu tiêu hóa kém như táo bón, chướng bụng, khó tiêu.. Trẻ dùng men vi sinh thường xuyên cũng giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng và giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

·        Cho trẻ uống nhiều nước để thải độc cơ thể, làm mềm khối phân, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa và đào thải tự nhiên ra ngoài cơ thể.

·        Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên ngoài trời để tăng tuần hoàn , tăng nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón.

·        Bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau xanh, hoa quả mọng nước, dồi dào vitamin và khoáng chất để làm mềm, xốp khối phân, thúc đẩy trẻ đi ngoài nhanh chóng.

TRẺ CÓ THỂ BỊ TÁO BÓN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Táo bón gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ bố mẹ cần lưu ý

·        Bệnh trĩ: Đây cũng là biến chứng khi trẻ bị táo bón cần lưu ý. Táo bón lâu ngày cản trở quá trình tuần hoàn của cơ thể và khiến trẻ bị trĩ, sa trực tràng.

·        Nứt kẽ hậu môn: Táo bón nặng làm phân trẻ cứng hơn, con sẽ phải dùng nhiều sức để rặn tống phân ra bên ngoài, gây nứt hay rách ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn ngoài việc khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu còn có thể gây ra nhiễm trùng và tạo nên ổ áp xe rất nguy hiểm, nặng hơn là rò hậu môn.

·        Tắc ruột: Nếu đại tràng tích trữ phân lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Trẻ có biểu hiện đau bụng liên tục, chướng bụng, không đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn.

Táo bón khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển

Trẻ bị táo bón nếu không được xử lý sớm sẽ khiến sức khỏe suy giảm, hệ miễn dịch kém. Táo bón lâu ngày ở trẻ khiến cho phân tích tụ trong đường ruột không được đào thải ra bên ngoài, khiến trẻ chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu dẫn tới biếng ăn, kém hấp thu. Vì vậy trẻ bị táo bón cũng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, tác động tới sự phát triển thể chất và trí não.

 


 

Tin liên quan cùng chuyên mục Mẹ và bé