Tam cá nguyêt là gì ? thai nhi phát triển ra sao?

Ngày đăng: 9/29/2020 5:32:19 AM - Đồ cho mẹ - TP HCM - 135
Chi tiết [Mã tin: 3080154] - Cập nhật: 14 phút trước

Bạn có tò mò đứa trẻ lớn lên như thế nào trong bụng mẹ, bé trông như thế nào hay khi nào thì bé chuyển động? Con cái là niềm hạnh phúc của cha mẹ vì nó là kết tinh cho tình yêu đôi lứa. Bất kì ai cũng tò mò không biết con mình đã lớn lên như thế nào trong bụng mẹ. Cùng đọc bài viết sau để biết quá trình phát triển của thai nhi một cách chi tiết nhé!


Thai nhi – Kết quả của quá trình thụ tinh thành công

Thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của người nam với tế bào trứng ở người nữ. Phụ nữ thường có 2 buồng trứng, mỗi tháng vào chu kỳ kinh nguyệt, trứng sẽ rụng và đi qua ống dẫn trứng để tới tử cung, nếu gặp được tinh trùng sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh.


Ngược lại, trứng sẽ bị thoái hóa và đẩy ra ngoài cơ thể cùng lớp niêm mạc bị bong ra ( kinh nguyệt) nếu không gặp tinh trùng.


Mỗi khi nam giới thực hiện xuất tinh, có khoảng 500 triệu tinh trùng đi vào âm đạo phụ nữ, nhưng chỉ có duy nhất 1 tinh trùng khỏe mạnh để kết hợp được với trứng. Vì thế, thai nhi là kết quả của quá trình thụ tinh thành công.


Các giai đoạn của bé trong bụng mẹ


Quá trình phát triển của thai nhi (tuổi thai) được bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

qua-trinh-phat-trien-cua-thai-nhiQuá trình tinh trùng thâm nhập vào trứng

Tam cá nguyệt thứ nhất


– Ở tuần thứ 1 – 2: Chưa thể cảm nhận được thai nhi đã hình thành hay chưa.


– Ở tuần thứ 3: Phôi thai được tạo sau khi trứng thụ tinh. Lúc này, bạn có thể biết mình đang mang trong mình thai nhi.


- Tuần 4 : Tại thời điểm này, thai nhi đang phát triển các cấu trúc mà sau này sẽ hình thành mặt và cổ. Tim và mạch tiếp tục phát triển. Phổi, dạ dày và gan cũng bắt đầu hình thành. Một que thử thai tại nhà sẽ cho kết quả dương tính.


>>> Tham khảo thêm tại đây : https://phuongnamhospital.com/nhi-khoa/qua-trinh-phat-trien-cua-thai-nhi/


– Ở tuần thứ 5: Cơ thể thai nhi hình thành não bộ và hệ thần kinh.


– Ở tuần thứ 6: Sự phát triển não bộ và mắt cũng rõ rệt hơn. Có thể cảm nhận được sự tồn tại của tim thai.


Tam cá nguyệt thứ hai


- Tuần 7: Sự phát triển của phần đầu Tuần thứ 7 của thai kì, hay tuần thứ 5 từ lúc thụ thai, não và khuôn mặt của em bé đang phát triển. Sự sụt lún của khuôn mặt khiến mũi nổi lên, và hình thành những đường nét đầu tiên của võng mạc.


- Tuần 8: Thai nhi lúc này có kích thước khoảng 1 cm. Mi mắt và mắt hình thành, bạn cũng có thể nhìn thấy chóp mũi của bé. Cánh tay và chân cũng xuất hiện. Các ngón tay và ngón chân mọc dài hơn và rõ ràng hơn.


- Tuần thứ 9 : Vào thời điểm cuối tuần này, chiều dài đầu mông của bé sẽ nhỏ hơn 3⁄4 inch một tí (từ 16 - mm) – tầm đường kính của một đồng xu.


- Tuần 10 của thai kì, đầu của bé bắt đầu tròn hơn. Bây giờ bạn nhỏ đã có thể gấp khuỷu tay. Lớp màng giữa những ngón tay ngón chân mất đi, các ngón cũng dài hơn. Mí mắt và tai ngoài bắt đầu phát triển. Dây rốn nay đã nhìn rõ được rồi.


- Tuần 11: Cơ quan sinh dục phát triển : Vào thời điểm này, em bé của mẹ có thể dài khoảng 2 inch (50 mm) từ đầu đến mông – bằng cạnh ngắn của thẻ tín dụng - và nặng gần 8 gram.


-Tuần 12 : Thai nhi dài khoảng 5 cm và bắt đầu tự chuyển động. Bạn có thể thấy đáy tử cung ở trên xương chậu. Bác sĩ có thể nghe thấy tim thay bằng một dụng cụ đặc biệt. Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu rõ ràng hơn.


– Tuần 13: Đây là tuần mà quá trình phát triển của thai nhi rõ rệt, bắt đầu có vân tay và dây thanh quản, răng.


– Tuần 14: Thận và gan của thai nhi dần hoàn thiện, cơ quan sinh dục phát triển hơn. Lúc này thai nhi bắt đầu có lông măng và tóc.


– Tuần 15: Chân tay có kích thước phù hợp với cơ thể, gai vị giác hình thành.


– Tuần 16: Thai nhi có kích thước khoảng 10,9-11,7 cm và nặng khoảng 99 gam. Bạn có thể cảm thấy đáy tử cung dưới rốn khoảng 7,6 cm. Em bé đã có thể nháy mắt và tim, mạch đã phát triển hoàn thiện, ngón tay và ngón chân có vân.


– Tuần 17: Mỡ hình thành, hệ xương cứng cáp nhờ sụn được vôi hóa.


– Tuần : Xương chân và xương tai phát triển cứng cáp, mắt thai nhi dần bắt được ánh sáng.


– Tuần 19: Các giác quan hình thành, đặc biệt là tai.


– Tuần 20:Thai nhi nặng khoảng 25,4 gam và dài hơn 15 cm một chút. Tử cung của bạn phát triển ngang rốn. Em bé có thể mút ngón cái, há miệng, căng da và hình thành nên nét mặt. Rất nhanh chóng, 


– Tuần 21: Máu từ gan và lá lách được sản xuất để hỗ trợ cho ngày thai nhi chào đời.


– Tuần 22: Mẹ cần cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho thai nhi để quá trình phát triển của thai nhi toàn diện hơn.


– Tuần 23: Kích thước bé ổn định, sắc tố da hình thành.


– Tuần 24: Em bé có cân nặng khoảng 630 gam và đáp ứng với âm thanh bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn có thể thấy bé chuyển động mạnh nếu bé bị nấc. Với tai trong phát triển đầy đủ, bé có thể cảm nhận được sự lộn ngược trong tử cung.


Tam cá nguyệt thứ ba


– Tuần 25: Làn da và mái tóc có màu sắc rõ ràng. Tay chân cử động và co mở linh hoạt.


– Tuần 26: Tai phát triển thính giác tốt hơn. Mắt cũng có thể mở và chớp.


– Tuần 27: Não phát triển nhanh và hình thành thói quen sinh học cho thai nhi.


– Tuần 28: Bé có cân nặng khoảng 1070 gam và thay đổi vị trí thường xuyên trong tử cung. Nếu bạn sinh non tại thời điểm này, bé sẽ có cơ hội để sống sót. Hãy hỏi bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo sinh non. Đây cũng là thời điểm bạn nên đăng kí các lớp học trước sinh. Các lớp học này chuẩn bị cho nhiều khía cạnh của việc sinh nở, bao gồm cả chuyển dạ và cách chăm sóc trẻ sơ sinh


– Tuần 29: Thai phụ cần cung cấp nhiều vitamin và sắt để giúp quá trình phát triển của thai nhi hoàn thiện.


– Tuần 30: Làn da bé đã có sự dày dặn hơn, giúp giữ ấm cho cơ thể khi bé chào đời.


– Tuần 31: Giác quan ổn định, cử động nhiều hơn trong bụng mẹ.


qua-trinh-phat-trien-cua-thai-nhiThực hiện khám sản định kỳ sẽ giúp mẹ kiểm soát được tình trạng sức khỏe con

– Tuần 32: Thai nhi nặng khoảng 00 gam và thường xuyên chuyển động xung quanh. Da của em bé có ít nếp nhăn hơn và lớp mỡ dưới da bắt đầu phát triển. Tại thời điểm này em bé đã đạt được một nửa trọng lượng khi sinh. 

– Tuần 33: Cấu tạo cơ thể đang dần thích nghi và chuẩn bị cho sự chào đời.


– Tuần 34: Cơ thể bé tiết ra chất để kích thích mẹ sản sinh sữa.


– Tuần 35: Giai đoạn này bé tăng cân khá nhanh, tích mỡ nhiều.


– Tuần 36: Thai nhi có thể có kích thước khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như giới tính, số lượng thai nhi trong bụng mẹ, và di truyền từ cha mẹ. Vì vậy tỉ lệ tăng trưởng của bé cũng quan trọng như kích thước thực tế. Trung bình ở giai đoạn này, một bé gái dài khoảng 47 cm và nặng gần 2700 gam. Bộ não phát triển nhanh chóng và phổi gần như trưởng thành hoàn toàn. Tại thời điểm này, đầu của em bé thường hướng phía dưới khung chậu. Bạn sẽ sinh đủ tháng khi bé được 37-42 tuần.


Nếu thai nhi vượt quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chào đời thì có thể bé đang gặp các vấn đề nào đó. Lúc này, bạn cần gặp các bác sĩ khoa sản để có phương án sinh nở phù hợp.

Quá trình phát triển của thai nhi là giúp cha mẹ hiểu hơn về sự hình thành và lớn lên của con mình, tăng thêm tình cảm thân thiết. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1900 633698 . Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn.

Tin liên quan cùng chuyên mục Đồ cho mẹ